| Hotline: 0983.970.780

Trồng táo lãi khá

Thứ Hai 31/03/2014 , 07:20 (GMT+7)

Với bản tính cần cù, chịu khó, tính toán hợp lý, hiện tại vườn táo của anh nồng dân Bạc Liêu đã có trên 300 cây, trong đó 200 cây 15 tuổi, 100 cây 8 tuổi.

Nhờ triển khai mô hình trồng táo trên bờ kênh mà gia đình anh Phạm Thanh Phương, ngụ ấp Thông Lưu B, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ngày càng ổn định.

Trước đây, anh có 12 công đất trồng lúa và tận dụng bờ kênh trồng rau ngắn ngày. Sau khi cải tạo hệ thống thủy nông, anh đã sử dụng bờ kênh trồng táo.

Năm 1998, thông qua người thân ở Sóc Trăng, anh mua 200 cây táo giống về trồng thử cho kết quả tốt, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả, anh mở rộng diện tích trồng thêm 100 cây.

Với bản tính cần cù, chịu khó, tính toán hợp lý, hiện tại vườn táo của anh đã có trên 300 cây, trong đó 200 cây 15 tuổi, 100 cây 8 tuổi.

Anh Phương cho biết: Táo dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao, giá giống 4.000 đ/cây, lên liếp trồng với khoảng cách cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 3m, trồng khoảng 5 năm năng suất mới ổn định, thời gian thu hoạch kéo dài 5 tháng. Vụ rồi năng suất khoảng 70 kg/1 cây 15 tuổi và 50 kg/1 cây 8 tuổi, giá bán 15.000 đ/kg, thương lái đến tận nhà mua.

Cách làm của anh như sau: Thu hoạch trái xong cành nào cắt bỏ cành đó. Sau đó tỉa bỏ tất cả nhánh, sử dụng phân NPK bón cho mỗi gốc 5 kg (4 đợt cho 1 vụ trồng), chỉ sử dụng mỗi cây 3 nhánh khỏe, 10 ngày tưới 1 lần. Để phòng ngừa côn trùng hại trái, anh sử dụng thuốc sinh học và thuốc dẫn dụ ruồi. Cùng với thu nhập từ trồng táo và 2 vụ lúa/năm, năm qua anh thu lãi trên 200 triệu đồng.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất