| Hotline: 0983.970.780

Trừ cỏ cho lúa

Thứ Năm 03/07/2014 , 09:10 (GMT+7)

Thay vì làm cỏ bằng tay, đến nay hầu hết bà con đã sử dụng thuốc trừ cỏ để tiết kiệm chi phí cũng như công lao động.

Việc làm cỏ ruộng lúa ở đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung đã thay đổi rất nhiều nhằm giảm chi phí SX, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân. 

Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhóm cỏ dại đa dạng về chủng loại trên cả lúa gieo thẳng lẫn lúa cấy như nhóm cỏ lá rộng (rau mương, rau bợ, dừa nước, vảy ốc...), nhóm cỏ lá hẹp (cỏ lồng vực, chỉ nước, đuôi phụng...) và một số loại cỏ khác thuộc nhóm lác chác như cỏ cói, lác, năn… dẫn đến việc phun một lần thuốc trừ cỏ như trước đây đã không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Đối với lúa gieo thẳng, bà con hay phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (phun sau khi gieo từ 0 - 3 ngày) và thường chỉ trừ được nhóm cỏ lá hẹp và lác chác nhưng không trừ được các cỏ lá rộng như cỏ vảy ốc, cỏ bợ…

Lúa cấy: Thường sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (phun sau khi cấy từ 7 - 12 ngày) trừ được chủ yếu nhóm cỏ lá rộng và lác chác nhưng không trừ được nhóm cỏ lá hẹp như cỏ lồng vực (cỏ kê, cỏ gạo), cỏ chỉ, đuôi phụng…

Do đó, các loại cỏ gây hại chủ yếu trong ruộng lúa như lồng vực, đuôi phụng, cỏ bợ, vảy ốc… vẫn phát triển làm cho nhiều nông dân lại tiếp tục đi làm cỏ bằng tay hay phun lại bằng một loại thuốc trừ cỏ khác, nếu không cỏ dại sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng… làm giảm năng suất lúa đáng kể.

Việc phun thuốc trừ cỏ 2 lần/vụ làm cho bà con tốn kém không chỉ về mặt tiền bạc, công lao động mà còn về sức khỏe cũng như tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ thực tế trên mà nhiều người đã tìm tòi, mong muốn sử dụng thuốc trừ cỏ 1 lần/vụ mà vẫn mang lại hiệu quả cao (trừ được cả 3 nhóm cỏ trong ruộng lúa cấy cũng như gieo thẳng), tiết kiệm chi phí, công lao động cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo chia sẻ kinh nghiệm của bà Nguyễn Thị Hà (xã Tiến Thắng, huyện Lý Nhân, Hà Nam): “Ở đây nhiều người chỉ dùng 1 lần thuốc Ankill A 40 WP trừ cỏ cho lúa là hiệu quả ngay, đặc biệt là sau khi cấy từ 10 - 15 ngày, khi cỏ từ 2 - 3 lá, sau phun khoảng 5 - 7 ngày sẽ thấy cỏ vàng rồi chết. Khi phun thì nước trong ruộng xâm xấp, không để nước cao ngập ngọn cỏ hoặc lúa, sau khi phun 1 - 2 ngày cho nước vào, không nên phun khi nhiệt độ xuống thấp dưới 18 độ C” .

Còn theo ông Trần Huy Đản (xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân) thì: “Nếu cỏ còn nhỏ thì chỉ cần dùng 1 gói thuốc Ankill A 40 WP 25 gr pha với 24 lít nước phun cho 1,5 sào Bắc bộ, nhưng cỏ kê đã cao trên 10 cm (lúa đang đẻ nhánh rộ) thì cần phun nồng độ cao gấp rưỡi sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Những chân đất nào nhiều cỏ thì tốt nhất là dùng Ankill A 40 WP vừa an toàn mà lại hiệu quả cao” .

Ông Phan Viết Được ở TX Từ Sơn (Bắc Ninh) chia sẻ: “Ngoài phun thuốc theo khuyến cáo trên bao bì thì còn có thể dùng 1 gói 25 gr thuốc Ankill A 40 WP trộn cùng cát hay phân bón sau đó đem rắc đều cho 1 sào cũng đem lại hiệu quả trừ cỏ rất cao nhưng phun vẫn tốt hơn”.

Ankill A 40 WP là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm an toàn cho cây lúa, được sử dụng cho cả lúa cấy và gieo thẳng, chỉ một lần phun trừ hữu hiệu các loại cỏ quan trọng trong ruộng như nhóm cỏ lá hẹp, cỏ lá rộng, cỏ chác lác. Sử dụng Ankill A 40WP tiết kiệm chi phí, đỡ tốn công phun thuốc lại bảo vệ cho sức khỏe và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm