| Hotline: 0983.970.780

Trừ nhện gié hại lúa

Thứ Ba 16/09/2014 , 08:33 (GMT+7)

Lúa mùa sớm ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn từ thấp tho trỗ bông đến chín đỏ đuôi, có thể cho thu hoạch từ 25/9. Tuy nhiên nhiều diện tích bị nhện gié phát sinh gây hại. 

Hầu hết giống đều có thể bị hại, nhất là Tám xoan đột biến, Khang dân 18, Q5, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7, nếp 97...

Nhện gié luôn có sẵn trên đồng ruộng, kích thước rất nhỏ bé, màu trong suốt và không thể quan sát bằng mắt thường. Thích nghi và sinh sản nhanh trong điều kiện thời tiết có nhiều nắng nóng và khô hạn.

 Chúng thâm nhập và phá hại cây lúa ở tất cả các giai đoạn, gây vết thương và tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật xâm nhập. Khi lúa trỗ bông hoàn toàn, thì ngoài đậu bám trong bẹ và thân để phá hại còn cắn phá vỏ trấu và ăn dinh dưỡng bên trong.

Cần duy trì mực nước từ 2 - 3 cm để tăng cường thiên địch và giảm mật độ nhện gié, tăng cường sức khỏe và khả năng chống chịu của cây lúa. Đối với chân ruộng trồng màu vụ đông, trước khi thu hoạch lúa 7 - 10 ngày cần để khô cạn nhằm đảm bảo cho lúa có điều kiện vào chắc hoàn toàn và dễ dàng làm đất lên luống.

Dùng thuốc SAROMITE 57EC để phun trừ khi trong ruộng 4 - 5% số khóm có cây bị hại. Dùng 20 - 25 ml thuốc pha với 12 lít nước, phun đẫm đều cho 5 - 6 thước ruộng, phun vào chiều mát không mưa, phun lần 2 sau 3 - 4 ngày.

Xem thêm
Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất