| Hotline: 0983.970.780

Trúng đậm dưa gang

Thứ Hai 04/06/2012 , 10:37 (GMT+7)

Mặc dù đã cuối vụ thu hoạch, nhưng không khí tại những cánh đồng dưa gang ở tổ 2, KV Kim Châu, phường Bình Định (An Nhơn-Bình Định) vẫn đang rất sôi động.

Mặc dù đã cuối vụ thu hoạch, nhưng không khí tại những cánh đồng dưa gang ở tổ 2, KV Kim Châu, phường Bình Định (An Nhơn-Bình Định) vẫn đang rất sôi động. Người thì đang hái nốt những quả cuối mùa trong ruộng dưa để nhanh chóng tổ chức SX vụ mới. Người thì đang đánh vồng, phủ bạt chuẩn bị xuống giống.

Nhìn từ xa, những cánh đồng dưa gang trông giống như những cánh đồng dưa hấu với những vồng đất vun cao, phủ kín bạt được chọc lỗ 2 bên đều tăm tắp. Nông dân Nguyễn Văn Thắng (67 tuổi) ở tổ 2, KV Kim Châu, phường Bình Định (An Nhơn-Bình Định) vừa dùng cuốc vun những vồng đất, vừa trò chuyện: “Hồi trước, khi còn trồng dưa gang theo kiểu truyền thống, chỉ làm vồng đất rồi xuống giống thì trong suốt quá trình sinh trưởng, người trồng tốn rất nhiều công làm cỏ. Bây giờ trồng dưa gang phủ bạt, nhờ có tấm bạt khống chế nên cỏ không thể phát triển, cỏ mọc cây nào chết cây đó. Cũng nhờ có bạt che kín những vồng đất nên nếu gặp những trận mưa bất chợt, cây dưa không bị úng nước. Cây dưa gang mà bị úng nước là chết yểu ngay”.

Cũng theo ông Thắng, những hộ trồng dưa gang ở tổ 2, KV Kim Châu không bao giờ cho đất “ở không”. Sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân là làm đất, đánh vồng xuống giống dưa gang ngay. Sau khi trồng liên tiếp 2 vụ dưa, trên diện tích đất ấy sẽ được trồng thêm 1 vụ bắp, sau đó quay lại trồng lúa vụ đông xuân. Cứ thế quay vòng. Trồng dưa gang không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ như dưa hấu. Giống dưa cũng không phải mua với giá cao, trồng vụ trước, chọn những quả dưa to, có da đẹp lấy hạt phơi để vụ sau làm giống. Trồng dưa gang rất nhanh “ăn”, từ khi xuống giống, chỉ 2 tháng 10 ngày sau là cho thu hoạch. Dưa chín đến đâu thu hoạch đến đó trong vòng 15 ngày. Thu hoạch xong là phá những vồng dưa cũ, cày đất, vun những vồng đất mới để trồng tiếp vụ dưa thứ 2 trong năm.

“Năm nay nhờ trái cây ở Tây Nguyên và miền Nam không nhập về ùn ùn như những năm trước nên dưa gang năm nay được giá. Từ đầu đến cuối vụ luôn ổn định giá 7.000đ/kg. Thậm chí vào cuối vụ thu hoạch, dưa không còn được to như hồi đầu vụ nhưng vẫn bán được giá cũ. Người trồng dưa gang tụi tui năm nay vui như Tết”, nông dân Nguyễn Văn Thắng phấn khởi cho biết thêm.

Tổ trưởng tổ SX Bùi Văn Phúc cho biết thêm: “Với năng suất bình quân đạt “hẻo” nhất là 2 tạ/sào, giá dưa bình quân 7.000đ/kg, sau khi trừ mọi chi phí SX, người trồng dưa gang năm nay lãi ròng ít nhất 10 triệu đồng/sào/vụ. Mỗi năm làm 2 vụ dưa, 1 vụ bắp và 1 vụ lúa nên đất ở đây được bà con nông dân quý như vàng. Ở địa phương không còn đất để trồng, bà con rủ nhau ra tổ 3 và vào tận Long Quang thuộc phường Nhơn Hòa (An Nhơn) để thuê đất trồng dưa gang”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm