| Hotline: 0983.970.780

Trúng đậm

Thứ Tư 20/02/2013 , 11:50 (GMT+7)

Năm nay, riêng các nhà vườn trồng rau xanh và hoa lan đã trúng đậm vì hàng bán chạy, sức mua tăng từ 10-15% so với năm ngoái...

Ngày Tết là thời điểm thị trường rau và hoa lan bước vào giai đoạn sôi động nhất. Năm nay, riêng các nhà vườn trồng rau xanh và hoa lan đã trúng đậm vì hàng bán chạy, sức mua tăng từ 10-15% so với năm ngoái...


Nhiều hộ trồng hoa lan Tết được thu nhập cao

LAN TẾT “HỐT BẠC”

Đến hai xã chuyên trồng hoa lan cảnh Tân Thông Hội và Tân Phú Trung, huyện Củ Chi (TP.HCM) vào thời điểm này các nhà vườn trồng lan vẫn đang hỉ hả với không khí vui xuân. Vườn lan Tết nay đang được chủ vườn dưỡng gốc và chuẩn bị cho đợt xuống giống vào tháng 3 và tháng 4 sắp tới.

Gặp chúng tôi, anh Nguyễn Tân Lập (ấp Bến Đò 1, xã Tân Phú Trung), một “tỷ phú hoa lan” phấn khởi cho biết, vườn của anh chỉ có 2.000 m2, trồng 10.000 gốc lan cắt cành, bình quân cắt 2 đợt/tuần (khoảng 700 cành/đợt) bán với giá 5.500đ/cành, còn dịp Tết lan có giá 8.000đ/cành nhưng cận Tết đã không còn hàng mà bán. Tính ra sau khi trừ chi phí, gia đình anh còn lãi gần 20 triệu đồng/tháng.

Để chuẩn bị kịp mặt hàng hoa lan Tết, anh Lập phải thuê 12 nhân công tưới và bón phân. Bình thường, mỗi tuần anh chỉ phun thuốc kích thích một lần, nhưng gần Tết phun hai - ba lần/tuần, để kích thích cho vòi hoa phát triển, màu đẹp, lâu tàn. Năm mới, anh Lập đang tính mở rộng quy mô vườn thêm 12.000 gốc lan, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong dịp Tết năm sau.


Trồng rau sạch trong nhà kính xuất khẩu

Tương tự, anh Nguyễn Thanh Ngà, ở số 52, đường 14, xã Tân Thông Hội, cũng trồng được 14.000 cây lan cắt cành/3.000 m2 vườn, là một trong những vườn lan có quy mô lớn nhất trên địa bàn TP.HCM.

Dẫn chúng tôi ra vườn lan đang tạm nghỉ dưỡng sau Tết, anh Ngà tâm sự: “Sau đợt triều cường dâng làm ngập úng hư hại mất khoảng 30% số lượng lan trong vườn, tưởng không có lan phục vụ thị trường Tết. Ấy vậy mà, may mắn bù lại số lan cứu sống được vẫn bán chạy, thương lái vào tận vường thu mua với giá cao và đến 27 Tết đã hết hàng lan, gỡ được vốn thiệt mừng quá!”.

 Theo anh Ngà, trong dịp Tết này gia đình anh bán được khoảng 700 cây lan Mokara với đủ các loại màu; giá trung bình từ 160.000-170.000 đ/cây (tùy màu). Dịp Tết, cao nhất có những ngày còn bán được giá 250.000 đ/cây. Hiện gia đình anh đang chuẩn bị bước vào vụ xuống giống lan mới, dự kiến năm nay anh sẽ tăng quy mô lên 15.000 cây lan/3.000 m2 đất vườn.

Thị trường lan Tết ở các quận nội thành TP.HCM cũng khá nhộn nhịp. Anh Võ Thành An (ở số 354/16/9a Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) cho biết: Với diện tích 3.000m2, gia đình anh trồng được 8.000 gốc lan Thái Lan, ngày 27, 28 Tết các thương lái đã đến thu mua hết (khoảng 7.000 cành). Tùy theo màu hoa lan và nhằm ngày có lượng khách ít hay nhiều mà bán giá khác nhau, nhưng cũng dao động từ 15.000-20.000đ/cành.

Hơn 5 năm trồng lan, năm nào gia đình anh An cũng thu lợi nhuận cao vào dịp Tết.

RAU XANH TRÚNG LỚN

Không như mọi năm những hộ thuê đất vườn trồng rau ở địa bàn quận 12, hay Củ Chi phải “treo vườn” về quê nghỉ Tết sớm, năm nay do nhu cầu thị trường rau Tết vẫn tiêu thụ đều và xuất khẩu nhiều nên nhiều hộ trồng rau xanh làm như quên Tết.

Anh Nguyễn Văn Bút, chủ cơ sở rau sạch (VietGAP) tại ấp Xóm Đồng, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi khoe: “Do sản phẩm rau xanh an toàn của cơ sở vườn chúng tôi hiện đang được một số công ty trên địa bàn TP ký hợp đồng bao tiêu thu mua xuất khẩu với số lượng lớn và giá cả ổn định nên kể cả những ngày Tết vẫn phải tập trung chăm sóc và thu hoạch rau để kịp giao cho họ đóng hàng xuất khẩu…”.

Theo anh Bút, trong dịp Tết này vườn rau của gia đình anh đã cung cấp cho công ty xuất khẩu khoảng 5 tấn rau các loại. Thời điểm trước trên thị trường rau sôi động hơn trong và sau Tết, nhưng hiện giá rau vẫn đang nhích dần lên khoảng từ 5-10%.

Tuy vườn rau nhà anh có tổng diện tích 1,2 ha nhưng do trước Tết thị trường “ăn” mạnh nên trong và sau Tết lượng rau giảm không đủ giao cho công ty. Do vậy, ngoài số lượng rau nhà, anh phải đi huy động thêm khoảng ¼ lượng hàng rau sạch của các cơ sở trồng rau khác quanh vùng để kịp “chữa cháy” và giữ mối thu mua.


Nhà vườn trồng rau không kịp nghỉ tết

Theo bà Nguyễn Thanh Hà - PGĐ Cty Quản lý và Kinh doanh Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức: Sau Tết, các loại rau, củ quả tại TP.HCM đều có xu hướng tăng giá mạnh từ 20-30% so với trước Tết như rau xà lách 25.000-30.000 đồng/kg, cà rốt 15.000-20.000 đồng/kg, rau thơm 20.000 đồng/kg, dưa leo tăng lên 20.000 đồng/kg, su hào 7.000-8.000 đồng/củ, cà chua 25.000 đồng/kg…

Anh Nguyễn Văn Đàm, trưởng nhóm trồng rau sạch Việt Vegetable cũng cho biết: “Mỗi lứa rau, tính từ xuống giống đến khi thu hoạch khoảng 35-40 ngày, nhưng chúng tôi phải tính toán trồng các loại rau gối đầu nhau để lúc nào cũng có rau bán...”.

Theo anh Đàm, hiện mỗi tuần cơ sở rau Việt Vegetable cung cấp cho công ty xuất khẩu khoảng 3 tấn rau sạch các loại, với giá bán ổn định khoảng 9.000-10.000 đ/kg rau thơm. Ngoài ra, một số loại rau xanh khác cũng đã được các lái đặt hàng thường xuyên thu mua để đưa vào siêu thị.

Gần đó, vườn rau gần 1 ha VietGAP của gia đình anh Nguyễn Văn Nguyên thời điểm sau Tết chỉ còn vài líp bán gối đầu cho đợt rau kế tiếp. Giữa trưa nắng như đổ lửa, nhưng anh Nguyên, chủ vườn rau vẫn đang mải sửa cỗ máy xới đất vườn để kịp xuống giống rau mới.

Anh Nguyên tâm sự: “Suốt đợt Tết này có được nghỉ ngày nào đâu, rau còn trên vườn mà nghe lái réo gọi, không nhổ rau cũng không yên. Do vậy, ngày nào cũng phải bám vườn chăm sóc rau chẳng dám đi đâu xa…”. Anh Nguyên nhận định sắp tới giá rau sẽ còn tăng do thời tiết nắng nóng và sau Tết nhu cầu rau tăng mạnh hơn khoảng 40% so với trước Tết để cung cấp cho các khu công nghiệp.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm