| Hotline: 0983.970.780

Trung Nguyên tiếp tục ngăn cản bà Lê Hoàng Diệp Thảo trở lại điều hành

Thứ Ba 06/02/2018 , 14:48 (GMT+7)

Ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện với phán quyết: Hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo...

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo – Nguồn ảnh: Facebook Le Hoang Diep Thao

Sáng 7/2/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp giữa các thành viên Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, cụ thể là giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Phó Tổng Giám đốc) với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Tổng giám đốc, cũng là chồng bà Thảo).

Trước đó, ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện với phán quyết: Hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo; Khôi phục tư cách Phó Tổng Giám đốc của bà trong Tập đoàn Trung Nguyên và yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà Thảo điều hành và quản lý tại Tập đoàn này.

Tuy nhiên, thực tế là từ khi có bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, bà Thảo vẫn chưa được trở về điều hành công ty mà mình đã sáng lập và đang là đồng sở hữu.

Ngày 10/10/2017, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng cáo bản án này và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Diệp Thảo.  

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên ra đời năm 1996 do ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà cùng sáng lập và sở hữu.

Sau hai mươi năm phát triển, Trung Nguyên vươn lên từ một sản phẩm địa phương để trở thành Thương hiệu Quốc gia trong nhiều năm liên tiếp và góp phần đưa cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế.  

Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Thời gian gần đây, Tập đoàn Trung Nguyên còn thay đổi danh xưng là “Tập đoàn Legend”.

Cũng trong thời gian này, tòa án đang thụ lý xem xét vụ ly hôn của hai vợ chồng bà Thảo, ông Vũ. Cả hai vợ chồng đều đang sở hữu 93% tài sản hữu hình và vô hình, bao gồm các thương hiệu như Trung Nguyên, G7...

Trong bối cảnh Việt Nam có rất nhiều công ty gia đình thành công, mà Trung Nguyên là một ví dụ điển hình, dựa trên Khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”, việc người vợ bị chồng đơn phương tước quyền điều hành doanh nghiệp đã gây xáo trộn thị trường cà phê Việt Nam, khiến nội bộ Trung Nguyên trở nên rối ren, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh.

Vì thế, phiên tòa ngày 7/2 này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình và tập đoàn Trung Nguyên. Bởi vì giữa bà Thảo và ông Vũ vừa có quan hệ mật thiết trong điều hành doanh nghiệp từ trước đến nay, vừa đồng sáng lập và đồng sở hữu toàn bộ 93% khối tài sản của Tập đoàn này...

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm