| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc cảnh báo Nhật về đảo tranh chấp

Thứ Hai 10/09/2012 , 09:32 (GMT+7)

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hôm qua kêu gọi Nhật Bản cần nhận thức về tình hình nghiêm trọng trong tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư...

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hôm qua kêu gọi Nhật Bản cần nhận thức về tình hình nghiêm trọng trong tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và chấm dứt việc quốc hữu hóa quần đảo này.


Một trong những đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: EPA

Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu "bất kỳ hành động nào của phía Nhật nhằm mua bán lại đảo Senkaku/Điếu Ngư đều là vô hiệu và Trung Quốc sẽ không công nhận việc mua bán dưới bất cứ hình thức nào".

"Nhật Bản cần nhận thức được sự nghiêm trọng của tình hình và không đưa ra quyết định sai lầm", China Daily dẫn lời ông Hồ cho hay.

Tuyên bố trên của chủ tịch Trung Quốc được đưa ra trong cuộc họp ngắn với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ngay trước cuộc họp của Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Vladivostok, Nga.

Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước kể từ khi chính phủ Nhật công bố quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp với Trung Quốc từ tháng 7 khiến Bắc Kinh kịch liệt phản đối. Ngoài cuộc gặp ngắn kể trên, hai bên đã hoãn cuộc họp chính thức bên lề hội nghị APEC vì căng thẳng xung quanh chuỗi đảo.

Phát biểu sau khi kết thúc hội nghị APEC, Thủ tướng Nhật cho biết ông đã nói với chủ tịch Trung Quốc rằng Tokyo muốn làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược với Bắc Kinh trong thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng quan hệ của hai bên khó lòng được cải thiện kể từ khi ông Shintaro Ishihara, thị trưởng thành phố Tokyo, nghị sĩ hữu khuynh và nổi tiếng với những tuyên bố phản đối Trung Quốc, đưa ra ý kiến mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ tháng 4.

Mới đây, ngày 5/9, chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với những chủ sở hữu tư nhân của các hòn đảo và sẽ chi hơn 2 tỷ yen (26,15 triệu USD) để mua 3 trong số 5 hòn đảo không người. Tokyo dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp nội các trong ngày hôm nay để chính thức phê chuẩn việc quốc hữu hóa quần đảo.

Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hồi tháng 8, khi các nhà hoạt động Trung Quốc đặt chân lên quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư do Nhật kiểm soát. Những người Trung Quốc sau đó bị chính quyền Nhật bắt và trục xuất về nước. Vài ngày sau, nhiều nhà hoạt động Nhật Bản cũng treo cờ nước mình trên chính đảo này, gây ra những cuộc biểu tình khắp Trung Quốc.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm