| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc đối phó vấn nạn ung thư: Chưa có lối thoát

Thứ Năm 02/07/2015 , 12:29 (GMT+7)

Bụi, đất, phế thải quặng mọc lên khắp nơi như những nấm mộ nhỏ màu trắng bạc, và mức ô nhiễm từ nó đang giết dần những sinh linh trong làng./ Chỉ biết cầu thần khấn Phật

Bóng ma lởn vởn

Tiểu Đường, cô bé mới chỉ 3 tuổi nhưng đã phải giành hầu hết thời gian trong ngày chống chọi căn bệnh ung tủy.

Cô bé sống ở làng Ngô Trang, tỉnh Hà Bắc bây giờ không thể nhảy múa, chơi đùa với bạn bè xung quanh. Ngôi làng này, không chỉ có mình bé Tiểu Đường, 10 gia đình xung quanh đó với bán kính 100m cũng có người mắc ung thư.

Cả làng có 200 hộ với 700 nhân khẩu, nằm sát khu du lịch cấp 4 quốc gia Cảnh Trung Sơn. Mỗi ngôi nhà trong làng đều có một mảnh sân với giếng nước, một trong những dấu hiệu nhận biết vùng nông thôn Trung Quốc.

Điều khác biệt, có lẽ do nằm gần khu du lịch nên làng Ngô Trang (90% dân làng mang họ Ngô) gần như chẳng bao giờ lo lắng chuyện lương thực- thực phẩm khi việc mua bán quá dễ dàng.

Bóng ma ung thư phủ xuống ngôi làng từ năm 2008 đến nay, và nó chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Với riêng gia đình Tiểu Đường, nỗi bất hạnh đó một mực không buông tha cho dù họ đã làm hết những gì có thể. Bệnh viện xã, huyện, tỉnh đều đã từng đến, nhưng sức khỏe cô bé 3 tuổi không có gì tiến triển.

Nằm trên giường. Vệ sinh trên giường. Tự chơi bằng cách mở mắt nhìn mọi thứ xung quanh. Cuộc sống của Tiểu Đường gần như dính chặt chiếc giường và bốn góc nhà. Cô bé sợ ánh sáng mặt trời.

Dù trời sáng hay tối, phòng của Tiểu Đường luôn buông rèm kín mít. Căn bệnh ung thư tủy sống đã hút hết mọi sức sống trong cô bé. Dù đơn giản chỉ là 1 phút bò từ giường ra cửa sổ, với cô bé Tiểu Đường đã là cái gì đó hết sức lớn lao.

Cách đó vài căn hộ, nữ giáo viên họ Ngô cũng vật vã chống chọi ung thư vú suốt 7 năm qua. Ở tuổi 45, dù sao cô cũng còn thấy mình đỡ thê thảm hơn.

20 năm trước, cô Ngô được điều chuyển đến dạy học tại một trường trên huyện, nhưng cô vẫn giữ thói quen tuần nào cũng về quê thăm gia đình. 7 năm trước, cô được thông báo mình đã mắc ung thư vú.

Vài năm qua, làng Ngô Trang (làng họ Ngô) ít nhất có 8 người đã từ giã cõi đời vì đủ thứ ung thư, từ ung thư phổi, máu trắng, ung thư não...

Ở làng họ Ngô, số người chết vì ung thư cao gấp 3 lần mức trung bình toàn Trung Quốc.

Bí mật giết người

Cách đây hơn nửa thế kỷ, làng họ Ngô là nơi khai thác, chế biến quặng sắt. Những mỏ sắt mọc lên khắp nơi, bằng mắt thường có thể đếm được 50 mỏ quặng. Những mỏ quặng này nằm rất gần làng.


Một bệnh nhân ung thư phổi ở Trung Quốc

Từ giữa làng đi đến những mỏ quặng gần nhất chỉ tốn khoảng 3-4 phút đi bộ. Bụi, đất, phế thải quặng mọc lên khắp nơi như những nấm mộ nhỏ màu trắng bạc, và mức ô nhiễm từ nó đang giết chết dần những sinh linh trong làng.

20 năm qua, số người chết vì ung thư ở Trung Quốc không ngừng tăng. Theo số liệu của các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, số người chết vì ung thư ở Trung Quốc vào năm 2020 sẽ ở mức 3 triệu đến 4 triệu người mỗi năm. Năm 2030 sẽ là 5 triệu người mỗi năm.

Bụi kim loại cứ từ những nấm mộ đó khuếch tán vào làng, dân làng thì lại canh tác những thửa đất quanh đó. Ô nhiễm từ không khí đến nguồn nước, rau quả được cho là nguyên nhân chính biến ngôi làng này trở thành làng ung thư đầu tiên được phát hiện thêm ở Trung Quốc trong năm nay.

Dòng sông chảy quanh làng và cả những con kênh thủy lợi cũng mang một màu đen chết chóc.

Giải pháp được đưa ra, dù chỉ mang tính thời điểm, đó là tăng mức bảo hiểm y tế. Từ đầu năm 2015 tới nay, dân làng đã đóng bảo hiểm 20 NDT/tháng thay vì 15 NDT/tháng như trước kia. Nhưng điều đó cũng không đủ cho mức phí tổn kinh hoàng cho mỗi ca điều trị ung thư, ít nhất mỗi người cũng tiêu tốn hàng chục ngàn NDT trở lên. Cho dù với mức bảo hiểm mới, mỗi hóa đơn trị giá 100 NDT sẽ được giảm 70%. Mức 500 NDT được giảm 55% và mức 2.000 NDT được giảm 35%.

Cách thứ hai dân làng tự nghĩ để cứu mình, đó là đào giếng, lắp máy lọc nước. Nhưng giếng đào sâu tới 170m vẫn có màu lạ, có vị kim loại. Máy lọc nước cũng “chào thua” với giếng nước làng họ Ngô.

Cách đó không xa, làng Nam Tông cũng lâm vào cảnh ô nhiễm tương tự. Kiện cáo bất thành, không ai giải quyết, mấy chục hộ dân trong làng hò nhau mang cuốc xẻng đi lấp toàn bộ đường thoát nước của mỏ quặng.

Hàng chục hộ dân mắc lều sống quanh đó, kiên quyết chặn bằng được đường thoát nước ô nhiễm. Sự việc kéo dài 22 ngày đêm, kinh động đến lãnh đạo tỉnh Hà Bắc. Thế nhưng tỉnh này chỉ quyết định buộc nhà máy khai thác quặng bỏ tiền túi đào 2 cái giếng cho dân làng.

Kiện cáo vẫn tiếp diễn cho tới hôm nay, dân làng thì kêu gọi cứu lấy mạng sống của họ, doanh nghiệp thì im lặng.

Hiện nay, chính quyền Trung Quốc đang từng bước tìm cách xóa sổ những làng ung thư trên bản đồ.

Chính phủ nước này thừa nhận, làng ung thư là những khu vực có tỷ lệ người dân bị nhiễm bệnh cao bất thường, nguyên nhân có thể là do ô nhiễm công nghiệp, không khí và nguồn nước.

Các số liệu gần đây cho thấy từ năm 1970 đến 2004, tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Trung Quốc tăng 80%. Trong số các bệnh nhân ung thư Trung Quốc, có 25% ở các thành phố lớn và 21% thuộc về những làng quê.

Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc đã đưa ra một danh sách có 58 loại hóa chất sẽ được theo dõi chặt chẽ trong các quá trình SX. Trong số đó có những chất được biết đến như nguyên nhân gây ung thư cũng như gây rối loạn nội tiết.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm