| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc dừng việc khoan thăm dò dầu khí bất hợp pháp

Thứ Tư 16/07/2014 , 09:14 (GMT+7)

Thông cáo của CNPC nói rằng công ty này đã bắt đầu khoan thăm dò hai giếng dầu tại khu vực này từ đầu tháng Năm và kết thúc vào các ngày 27/5 và 15/7.


Tàu Trung Quốc phía sau áp sát, ngăn cản, sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu Việt Nam gần khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. (Nguồn: TTXVN)

Hãng Tân Hoa Xã ngày 15/7 dẫn thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nói rằng công ty dầu mỏ này đã "hoàn thành việc khoan và thăm dò" ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thông cáo của CNPC nói rằng công ty này đã bắt đầu khoan thăm dò hai giếng dầu tại khu vực này từ đầu tháng Năm và kết thúc hoạt động thăm dò ở hai giếng này vào các ngày 27/5 và 15/7.

CNPC đã tiến hành khoan thăm dò bất hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận thế giới. Bên cạnh đó,  Trung Quốc đã huy động nhiều tàu và máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan và các hành động hung hăng, khiêu khích như chủ động đâm, va tàu cá và các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việc Trung Quốc tiến hành hoạt động hạ đặt giàn khoan thăm dò dầu trái phép nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Trước những bước đi ngang ngược của Trung Quốc, dư luận quốc tế không ngừng bày tỏ sự bất bình. Hòa cùng cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, chính giới nhiều nước, các tổ chức quốc tế và giới học giả đã liên tục lên tiếng phản đối những hành vi sai trái của Trung Quốc.

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm

Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm