| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc gom đất trên thế giới

Thứ Ba 01/10/2013 , 09:46 (GMT+7)

Với số dân ngày càng tăng mạnh như hiện nay, Trung Quốc đang phải tự tìm những giải pháp để đảm bảo chỗ ăn ở cho người dân của mình.

Áp lực dân số và giải pháp

Với số dân ngày càng tăng mạnh như hiện nay, Trung Quốc đang phải tự tìm những giải pháp để đảm bảo chỗ ăn ở cho người dân của mình. Một trong số đó là thuê đất của quốc gia khác với diện tích khồng lồ và thời hạn lên đến hàng chục năm.


Nông dân Trung Quốc trên một cánh đồng khô hạn ở Vũ Hán

Gần đây nhất, báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc thuê một phần đất có diện tích lên đến 3 triệu ha của Ukraina trong vòng 50 năm để phục vụ nhu cầu ở và canh tác cho người dân trong khi dân số ngày càng tăng.

5% diện tích Ukraina

Theo tờ Telegraph của Anh, đây có thể là phi vụ "thâu tóm đất đai" lớn nhất, khi một quốc gia đồng ý cho quốc gia khác thuê lại diện tích đất của mình trong thời gian dài. Tờ báo cũng nhắc đến xu hướng "tranh giành đất ở châu Phi" vào thế kỷ 19 và cảnh báo nó đã có xu hướng lan sang các nước Đông Âu.

Trong bản hợp đồng với Ukraina lần này, Trung Quốc sẽ tự quản lý 3 triệu ha đất trong vòng 50 năm, diện tích này tương đương với nước Bỉ hoặc bang Massachusetts của Mỹ. Nó cũng chiếm 5% diện tích toàn bộ Ukraina và 9% đất nông nghiệp của quốc gia này. Tuy nhiên, con số 3 triệu ha là ở giai đoạn cuối của hợp đồng, ban đầu Trung Quốc chỉ được phép quản lý 100.000 ha.

Theo đó, vùng đất được thuê nằm ở phía Đông của Dnipropetrovsk sẽ được sử dụng để trồng cây và chăn nuôi lợn. Theo Tập đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương - XPCC - tổ chức bán quân sự còn có tên Bingtuan, sản phẩm của các nông trại này sẽ được bán với giá ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước Trung Quốc.


Ukraina là quốc gia rất giàu đất canh tác nông nghiệp

Christina Plank, tác giả của nghiên cứu "Lấn đất xuyên quốc gia" đã nói: “Sự việc này có thể nhắc chúng ta nhớ đến quá trình thuộc địa ngay cả khi 2 quốc gia không có bất kỳ mối quan hệ thuộc địa nào”.

Trống xuôi, kèn ngược

Theo XPCC, tháng 6 vừa qua, họ đã ký kết hợp đồng trị giá 1.7 tỷ bảng Anh với KSG Agro, Cty nông nghiệp hàng đầu của Ukraina. Tuy nhiên, KSG Agro phủ nhận thông tin họ bán đất cho Trung Quốc, Cty khẳng định, họ chỉ thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc về việc hiện đại hóa 3.000 ha diện tích đất nông nghiệp và "có thể mở rộng ra các khu vực khác trong tương lai".

Cụ thể, Cty KSG Agro tuyên bố chỉ làm việc với các đối tác Trung Quốc trong một dự án lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt trên khu vực rộng 3.000 ha tại đây vào năm 2014.

Trên trang web chính thức của mình, KSG Agro viết: “KSG Agro không có ý định hoặc quyền bán đất canh tác của mình cho nước ngoài, kể cả Trung Quốc”. Trong khi đó, phía XPCC không thể đưa ra lời bình luận ngay lập tức cho tuyên bố này.

Những thông tin về bản hợp đồng này được đưa ra vào thời điểm 1 năm sau khi Ukraina dỡ bỏ luật cấm người nước ngoài mua đất.

Không phải lần đầu

Với dân số hiện nay là 1.36 tỷ người và dự báo của Liên Hợp Quốc sẽ lên đến 1.4 tỷ vào năm 2050, Trung Quốc đang phải đối mặt với nạn "hết đất sống".

Quốc gia này chính là đối tác thuê đất lớn nhất thế giới hiện nay với các hợp đồng ở Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Tuy nhiên, nếu hợp đồng của XPCC là sự thật thì đây là diện tích ở nước ngoài lớn nhất người Trung Quốc từng thuê.

Với lượng dân số hàng đầu thế giới, Trung Quốc là nơi tiêu thụ khoảng 20% lượng lương thực toàn cầu nhưng họ chỉ có 9% đất nông nghiệp trên toàn thế giới. Sở dĩ lượng đất nông nghiệp bị giảm mạnh như vậy vì trong những năm qua Trung Quốc đã quá tập trung vào việc công nghiệp hóa nền kinh tế, phát triển với chỉ số nóng.

Ding Li, nhà nghiên cứu cao cấp về vấn đề nông nghiệp của Cty tư vấn tại Bắc Kinh đã nói với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng: “Khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng theo và hệ quả là giá ngũ cốc trong nước sẽ vượt mức thế giới. Vì vậy Trung Quốc ngày càng phải nhập khẩu nhiều ngũ cốc”.

Hiện nay, ngoài Trung Quốc thì Ấn Độ, Hàn Quốc, các quốc gia vùng Vịnh và những tập đoàn Tây Âu đang có xu hướng gom đất rõ rệt. Đặc biệt là đất nông nghiệp ở các quốc gia châu Phi sau khi giá lương thực toàn cầu tăng mạnh vào năm 2008.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, hợp đồng của XPCC được cho là bước đột phá vào lục địa già. Ukraina là quốc gia có diện tích đất lớn nhất châu Âu, từng được biết đến là vựa lúa mì của Liên Xô nhưng kể từ khi sụp đổ đã phát triển rất chậm.

Bà Christina Plank nói: “Điểm đặc biệt của Ukraina là họ có rất nhiều đất và lương thực, do đó không phải đối mặt với nguy cơ an ninh lương thực. Thậm chí, quốc gia này còn xuất khẩu lương thực, lượng dư thừa sau khi đã đáp ủng đủ nhu cầu trong nước”.

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo về việc cho thuê đất trên diện tích lớn, lên đến hàng triệu ha có thể đẩy các hộ nông dân quy mô nhỏ khỏi mảnh ruộng của mình, gây ra tình trạng thiếu việc làm và cản trở quá trình phát triển nông thông của nước này.

Lợi ích đính kèm

Để thuê được đất trồng cây và chăn nuôi lợn ở Dnipropetrovsk, XPCC không chỉ bỏ ra mỗi tiền mặt, họ còn phải đóng góp đáng kể vào lợi ích chung của khu vực họ thuê đất. Điển hình là việc xây dựng đường cao tốc ở Crimea và những cây cầu bắc qua eo biển Kerch để nối Crimea với bán đảo Taman ở Nga.

Ngoài ra, những chủ đầu tư Trung Quốc sẽ phải đảm nhận nhiệm vụ hiện đại hóa các phương pháp canh tác ở đây. Bà Plank nói: “Một mặt Trung Quốc có thể khẳng định việc thuê đất để sản xuất là tốt vì đem lại hiệu quả cao với công nghệ mới, nhưng chưa có gì để đảm bảo cho tính bền vững của bản hợp đồng này”.

Nếu bản hợp đồng là sự thật, các Cty Trung Quốc sẽ bỏ ra khoảng 3 tỷ USD để phát triển nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là cung cấp hạt giống, thiết bị nông nghiệp và đầu tư xây dựng nhà máy phân bón ngay trong khu vực được thuê để nuôi trồng.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.