| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc mạnh tay với truyền hình ngoại

Thứ Tư 23/10/2013 , 10:40 (GMT+7)

Trung Quốc vừa đưa ra một quyết định đáng chú ý là hạn chế chương trình truyền hình có gốc nước ngoài, nhằm "dọn rác" trên vô tuyến và cứu vãn "phẩm giá" quốc gia.

Cách đây hơn 10 năm, các chương trình truyền hình nước ngoài bắt đầu xuất hiện trên sóng vô tuyến Việt Nam và thu hút được sự quan tâm của khán giả trong nước. "Chiếc nón kỳ diệu", "Ai là triệu phú" hay "Trò chơi âm nhạc" là các chương trình thu hút và gắn bó rất lâu với người dân Việt Nam bởi sự mới mẻ trong nội dung.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khán giả Việt như đang bị "bội thực" các món ăn tinh thần mang tên chương trình truyền hình. Hàng loạt các chương trình có nguồn gốc nước ngoài ồ ạt lên sóng, thậm chí còn khiến người xem nhầm lẫn với nhau.

Ca nhạc có "Vietnam Idol", "The Voice", "The Voice Kid" và sắp tới dự kiến đưa "X-Factor" của Anh về Việt Nam. Bên cạnh đó là những chương trình như "Next Top Model", "Bước nhảy hoàn vũ", "Vietnam Got Talent" hay "Vua đầu bếp"...

Khác với Việt Nam, nước láng giềng Trung Quốc vừa đưa ra một quyết định khiến báo chí phương Tây chú ý là hạn chế chương trình truyền hình có gốc nước ngoài, nhằm "dọn rác" trên vô tuyến và cứu vãn "phẩm giá" quốc gia.

"Trò hề vô trách nhiệm"

Theo đó, chính quyền đã cấm các đài truyền hình vệ tinh trong nước mua nhiều hơn một bản quyền chương trình nước ngoài để hạn chế sự "thô tục" và "quá tải" của chúng trên sóng truyền hình Trung Quốc.

Quyết định này sẽ có hiệu lực từ năm 2014, trong đó cũng nói các chương trình có nguồn gốc nước ngoài sẽ không được phát sóng trong "khung giờ vàng" từ 19h30 - 22h.

Quy định được đưa ra vài ngày sau khi cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất phim hoạt hình dọn dẹp lại sản phẩm của họ. Tuần trước, báo chí nhà nước Trung Quốc cáo buộc một số nhân vật hoạt hình trên sóng truyền hình Trung Quốc đã dẫn dắt hàng triệu trẻ em vào thế giới bạo lực bằng nhiều "trò hề vô trách nhiệm trên màn ảnh".


Trung Quốc sẽ hạn chế chương trình giải trí du nhập từ nước ngoài 

Trước đó, tháng 2/2013, cơ quan quản lý truyền thông Trung Quốc cũng đã đưa ra chỉ thị với các kênh truyền hình chỉ được thực hiện nhiều nhất 50 kỳ của các chương trình mua bản quyền nước ngoài và không được chiếm quá 25% thời lượng lên sóng của các chương trình nội địa.

Trong "khung giờ vàng" những chương trình nước ngoài sẽ được thay thế bởi các chương trình trong nước được mô tả là "xây dựng đạo đức" và có giá trị giáo dục cao.

Hiện nay, các nhà chức trách Trung Quốc đang ngày càng quan tâm hơn đến chỉ số gia tăng sự phụ thuộc vào các chương trình có nguồn gốc nước ngoài như "Chinese Idol" đã mua bản quyền của "American Idol". Việc dễ dàng xin được giấy phép của các chương trình này và thu hút người xem, xin được tài trợ đã khiến các kênh truyền hình đổ xô đi làm.

Southern Metropolis, một tờ báo của Trung Quốc nói quy định mới cũng yêu cầu các nhà đài tăng lượng phát sóng những chương trình vì lợi ích cộng đồng như phim tài liệu, giáo dục và chương trình “xây dựng đạo đức” lên không dưới 30% tổng số chương trình, và 3 tháng mới được chiếu thêm một chương trình tài năng âm nhạc mới.

Tuy nhiên, theo Xia Chen'an, Phó Giám đốc kênh truyền hình vệ tinh Chiết Giang, những quy định mới này sẽ giúp thúc đẩy sự độc đáo của các chương trình truyền hình Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc siết chặt các quy định về truyền hình sẽ hạn chế được sự tràn lan và "thô tục" của các chương trình giải trí trên truyền hình Trung Quốc.

Không phải ai cũng đồng ý

Hãng tin CNN dẫn lời một lãnh đạo cấp của các kênh truyền hình giấu tên nói: “Cuối cùng, các chương trình truyền hình Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng ít nhưng mà chất lượng. Nhưng nếu hạn chế các chương trình giải trí như vậy sẽ chẳng khác gì đất nước cách đây hàng chục năm”.

Số khác lại bày tỏ sự lo ngại về việc cấm các chương trình nước ngoài đồng nghĩa với việc đẩy khán giả ra xa màn hình TV, nhất là trong bối cảnh bùng nổ của internet cũng như các loại hình mạng xã hội, truyền hình di động ngày càng có nhiều người tham gia hiện nay.

Trong khi đó, quy định thắt chặt các chương trình giải trí đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người dùng trên các trang mạng xã hội, blog của Trung Quốc như Weibo. CNN đã dẫn những lời nhận xét của "cư dân mạng" cho rằng đây là một động thái "tùy tiện và thiếu hiểu biết".

Một số thành viên đã viết: “Thật là kinh khủng, thế này thì khác gì thời kỳ công nghệ chưa phát triển. TV bây giờ sẽ vô dụng, may thay là tôi còn có máy tính” hoặc “Thắt chặt như thế này thì chúng ta chẳng có thể làm gì nữa”.

Thành viên xiaojiewu của Weibo nói: “Thật là vô lý, rõ ràng CCTV – Truyền hình trung ương Trung Quốc đang lo sợ mất vị trí trước khán giả hoặc sợ hãi để cạnh tranh với các kênh truyền hình vệ tinh khác. Đây có thể là hành động ngầm ủng hộ CCTV và chống lại các kênh khác”.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm