| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc nuôi đỉa công nghiệp

Thứ Ba 01/10/2013 , 10:13 (GMT+7)

Kỹ thuật nuôi đỉa dễ học và dễ làm, đầu tư rất ít, chỉ cần vài triệu đồng là có thể triển khai nghề nuôi đỉa ở quy mô hộ gia đình.

Đỉa (đỉa nước) là loài động vật bậc thấp cổ xưa đã sống trên trái đất ít nhất 40-50 triệu năm, dài hơn nhiều so với lịch sử loài người.

Đỉa là vật nuôi xấu xí dễ làm cho người ta sợ hãi, nhưng do có quá trình sinh tồn và tiến hóa dài đã làm cho đỉa có sức sống kì lạ thích ứng với nhiều loại môi trường, phân bố rộng ở ruộng lúa, hồ ao, đầm lầy, có khi còn thấy đỉa sống trên cạn, trong rừng cây gỗ và rừng tre trúc.

Giá trị dược liệu và kinh tế của đỉa rất lớn. Đỉa là một loại nguyên liệu quý để bào chế nhiều loại dược liệu của thế giới, tính bình, có độc nhẹ. Thành phần chủ yếu của đỉa gồm 17 loại axit amin, trong đó các axit amin có hàm lượng cao gồm 7 loại: Glutamic, Aspartic, Leucine, Lysine và Valine.

Hàm lượng của 7 Axit amin thiết yếu đối với cơ thể người chiếm trên 39% của tổng lượng Axit amin, tổng hàm lượng Axit amin chiếm trên 49% cơ thế của đỉa.

Ngoài ra, đỉa còn có các thành phần Heparin và men kháng đông huyết. Đỉa cũng có nhiều chất khoáng thiết yếu cho cơ thể người như Na, K, Ca, Mg... với hàm lượng cao. Ngoài nguyên tố đa lượng trong cơ thể đỉa còn có 28 loại nguyên tố vi lượng như: Fe, Mn, Zn, Si, Al...

Trong dược điển Đông y hiện đại đỉa có công hiệu thông kinh đả huyết, tiêu tan đọng huyết, tiêu ung giải độc. Năm 1986 trong báo cáo học thuật của Trung Quốc, các nhà khoa học đã xác nhận đỉa là nguyên liệu để bào chế 35 loại đông dược về hoạt huyết tiêu đông máu. Gần đây, còn xác nhận công hiệu nổi trội của đỉa để điều trị ung thư, viêm gan và tim mạch.

Hiện nay Trung Quốc đã khẳng định đỉa là nguyên liệu chủ yếu của hàng chục loại thuốc đông y. Trong cơ thể đỉa có chất kháng đông huyết có tên gọi là Hirudin.

Trước năm 1500, người Ai Cập đã sử dụng đỉa làm liệu pháp phóng huyết, đến đầu thế kỷ 20 người châu Âu dùng đỉa hút huyết của người mang bệnh, bất kể là bệnh đau đầu, đau não đều dùng cách hút huyết để điều trị.

Về sau này cách điều trị này được coi là có yếu tố mê tín nên đã loại bỏ. Nhưng tiếp sau đó việc dùng đỉa trong y học hiện đại lại được quan tâm nhiều.

Các bác sỹ ngoại khoa sử dụng đỉa để làm tan máu đông gây nên tắc huyết quản sau khi mổ, nhờ đó giảm bớt được việc phát sinh hoại tử, giúp nâng cao hiệu suất thành công của các ca mổ về cấy ghép tạng. Trong tác nghiệp tái sinh cấy ghép ngón tay, ngón chân, tai, mũi... dùng đỉa hút huyết có thể khơi thông tĩnh mạch, từ đó nâng cao được hiệu suất thành công của các ca phẫu thuật.

Nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh chất Hirudin là chất thiên nhiên đặc hiệu mạnh nhất trên thế giới về kiềm chế men đông máu, có công hiệu ngăn chặn ngưng kết Fibrinogen, kiềm chế sự kết hợp giữa men đông máu với tiểu cầu, cùng với công năng cực mạnh làm tan huyết khối. Ngoài ra Hirudin còn có tác dụng giảm đường huyết, gia tăng lưu lượng máu dinh dưỡng của cơ tim...

Nghề nuôi đỉa có cơ hội trở thành nghề nuôi thủy sản có thu nhập cao với các lý do sau đây.

- Tài nguyên đỉa thiên nhiên suy giảm, buộc phải phát triển nuôi đỉa nhân tạo. Ở đâu có nước là có đỉa, nhưng do đánh bắt quá nhiều, cùng với việc sử dụng nhiều thuốc phòng trừ sâu bệnh, tài nguyên đỉa thiên nhiên đã cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu dùng đỉa ngày càng tăng đã tạo điều kiện để phát triển nghề nuôi đỉa.

- Thị trường tiêu dùng đỉa đang phát triển mạnh. Do đỉa có công hiệu dược học đặc thù, được sử dụng rộng dãi trong y dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thực phẩm ... Đặc biệt là 20 năm gần đây, nghiên cứu về y học đỉa và công nghiệp dược của đỉa phát triển nhanh chóng, làm cho nhu cầu về đỉa tăng vọt.

Ở Trung Quốc năm 1984, chỉ cần 20 tấn, đến nay hàng năm cần tới 250 tấn, trong đó chỉ riêng một số doanh nghiệp lớn về dược ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hắc Long Giang đã cần tới 220 tấn.

Trên thị trường thế giới năm 1997 tổng nhu cầu về đỉa khô đạt trên 850 tấn, khả năng cung cấp chỉ được 550 tấn, còn thiếu hụt trên 300 tấn. Dự báo trong tương lai nhu cầu của thị trường đỉa thế giới còn tăng nhiều.

Đỉa là tài nguyên dược quý báu của loài người, với công năng đa dạng trong y học có tiềm năng lớn để khai phá nguồn dược liệu đông y quý giá có nguồn gốc động vật. Do dân số thế giới đang ngày một lão hóa, người bị bệnh tim, não, huyết tăng nhiều (cao huyết áp, tim mạch, huyết khối não chiếm tới 2 - 5% dân số) cũng làm cho nhu cầu về đỉa tăng nhiều.

Thị trường tiêu dùng đỉa ở châu Âu và Mỹ tăng đột biến, mấy năm gần đây thì Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á cũng có nhu cầu nhập khẩu đỉa ngày càng nhiều cũng làm cho thị trường đỉa trở nên sôi động.

Ở Trung quốc, đỉa phân bố chủ yếu ở vùng 25 - 38 độ vĩ Bắc, mà tài nguyên đỉa ở vùng này lại suy giảm nghiêm trọng nên thị trường tại Trung Quốc cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu đỉa.

Kỹ thuật nuôi đỉa rất đơn giản. Đỉa có cơ địa khỏa cộng với khả năng kháng bệnh lớn có thể sinh trưởng phát triển ở mọi điều kiện môi trường như: ao, hồ, sông ngòi, hồ chứa, ruộng lúa, kỹ thuật nuôi đỉa cũng dễ học và dễ làm, đầu tư rất ít, chỉ cần vài triệu đồng là có thể triển khai nghề nuôi đỉa ở quy mô hộ gia đình.

Đỉa có thể nuôi trong ao, trong bể xi măng, trong ruộng lúa, trong thùng đào, thùng đấu. Thức ăn để nuôi đỉa chủ yếu là sinh vật phù du, sâu bọ, ốc, huyết động vật, nòng nọc, giun và chất hữu cơ trong bùn lầy, cứ mỗi tuần cho ăn một lần là đủ.

Chu kỳ nuôi đỉa rất ngắn, vốn quay vòng rất nhanh, kỹ thuật đơn giản, tính thức ứng rộng, hộ nông dân dựa vào nguồn lực sẵn có của gia đình để phát triển nghề nuôi đỉa với quy mô phù hợp.

Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi đỉa rất lớn. Năng suất đỉa có thể đạt 1,2 - 1,5 tấn khô/ha/năm, với giá bán khoảng 400.000 - 500.000 đ/kg đỉa khô, doanh thu đạt 500 - 700 triệu đồng/ha/năm nhưng đầu tư rất ít, nên thu lời nhiều. Với công nghệ thâm canh, sử dụng giống được chọn lọc trong tự nhiên và nhập khẩu những giống tốt của Trung Quốc, Nhật Bản, năng suất đỉa có thể nâng cao hơn nữa.

Điều kiện của nước ta có thể phát triển nuôi đỉa ở mọi vùng miền của cả nước, cũng là một nghề rất thích hợp với nông dân nghèo. Cần quan tâm tạo điều kiện để nông dân tiếp cận được kỹ thuật mới về nuôi đỉa, tạo ra nguồn sản phẩm lớn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo cơ hổi xóa nghèo vươn lên làm giàu cho nông dân.

Xem thêm
Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y hỗ trợ, hướng dẫn địa phương tìm tác nhân để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tôm hùm chết ở Khánh Hòa.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.