| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc sẽ làm gì nếu Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên?

Thứ Sáu 22/09/2017 , 09:05 (GMT+7)

Trung Quốc sẽ can thiệp vào vấn đề Triều Tiên như những gì họ đã làm vào những năm 50 ở thế kỷ trước, trang tin Wearethemighty.com (WTC) của Mỹ số ra ngày 20/9 cập nhật.

Theo WTC, có một lý do không cần giữ bí mật, đó là việc Triều Tiên sẽ tồn tại được bao lâu sau tan rã của Liên Xô nếu không có sự bảo trợ của Trung Quốc. Và Trung Quốc sẽ can thiệp vào Triều Tiên giống như những gì họ đã làm vào những năm 50 ở thế kỷ trước.

07-35-39_1
Hiệp ước Hợp tác và Hỗ trợ Trung-Triều (SMCT) ký năm 1961 vẫn còn hiệu lực

CHDCND Triều Tiên là một vùng đệm giữa Trung Quốc và đồng minh thân phương Tây Hàn Quốc, hai nước được phân chia bằng sông Yalu. Theo ước tính được công bố trên tờ Independent thì chi phí để thống nhất bán đảo Triều Tiên ước tính hết khoảng 3 nghìn tỷ USD. Trung Quốc chắc chắn sẽ không chia sẻ khoản chi phí này mà cũng không chứa chấp người tị nạn của Triều Tiên. Còn người Trung Quốc cũng không ưa gì người Triều Tiên. Họ phẫn nộ về các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên và ảnh hưởng của nó đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cũng như mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Theo Quora, một trang web dịch vụ hỏi đáp (Q&A), thì khi được hỏi "Người Trung Quốc cảm thấy thế nào về Triều Tiên?", câu trả lời là "thông cảm" (mặc dù đôi khi họ sử dụng chữ "thương hại") bởi vì đất nước này nhắc nhở họ về thời Trung Quốc khó khăn, kém phát triển. Nói chung, nhiều người còn chế diễu Kim Jong-Un là nhân vật "tàn nhẫn".

07-35-39_2
Biên giới Trung –Triều được phân đinh bằng sông Yalu

Nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là đã đánh mất niềm tin trong mối quan hệ của Triều Tiên với Trung Quốc, và có những hành động làm cho Bắc Kinh bẽ mặt, làm cho niềm tin của người Trung Quốc vào Bình Nhưỡng giảm dần. Cũng trong giai đoạn này, đối với Mỹ, người Trung Quốc ít thân thiện hơn, đặc biệt từ khi D. Trump lên nắm quyền.

Dù sao đi chăng nữa, Hiệp ước Hợp tác và Hỗ trợ Trung-Triều (SMCT) ký năm 1961 vẫn còn hiệu lực và tiếp tục tự động làm mới 20 năm một lần. Theo điều 2 của SMCT, cả hai cùng phản đối việc bất kỳ quốc gia hoặc liên minh nào tấn công lại một trong hai bên hoặc cả hai. SMCT có hiệu lực đến năm 2021, nhưng nó cũng quy định cả hai bên đều có nghĩa vụ "bảo vệ hoà bình và an ninh".

Một số cựu quan chức quân sự Trung Quốc cho rằng việc phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là vi phạm hiệp ước SMCT, nên Trung Quốc không còn cơ hội để bảo vệ chế độ cho Kim Jong-un. Nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc cũng nhất trí, cho rằng Bắc Triều Tiên không còn là đối tác của họ nữa, mà thay vào đó là trách nhiệm pháp lý.

07-35-39_3
Nếu Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên trước thì Trung Quốc sẽ can thiệp

"Nhiều người ở Trung Quốc không muốn Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân vì vũ khí hạt nhân trước tiên là đe dọa Trung Quốc. Chúng ta phải thấy rõ ràng rằng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên không còn là anh em vai kề vai nữa, và trong ngắn hạn không có khả năng cải thiện quan hệ Trung Quốc với Bắc Triều Tiên", Shen Zhihua, chuyên gia về chiến tranh Triều Tiên của Trung Quốc cho tờ New Yorker của Mỹ hay.

Nhưng quan điểm của nhà nước vẫn giữ nguyên. Ngay sau khi chế độ Kim đe doạ tấn công hòn đảo Guam của Mỹ, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) ấn phẩm chính thống nhà nước cho biết, Trung Quốc tuyên bố sẽ "kiên quyết chống lại bất kỳ bên nào muốn thay đổi hiện trạng của các khu vực mà Trung Quốc đang có mối quan tâm."

Về cơ bản, tuyên bố của Trung Quốc là sẽ can thiệp nếu Mỹ leo thang xung đột bằng cách phát động một cuộc chiến. Còn nếu Bắc Triều Tiên khơi mào cuộc chiến thì Trung Quốc sẽ không can thiệp mà chỉ là một bên trung lập.

"Bán đảo Triều Tiên là nơi mà các lợi ích chiến lược tất cả các bên đều quan tâm, không có bên nào có quyền thống trị tuyệt đối khu vực này", tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh.

07-35-39_4
Ngược lại, nếu Bắc Triều Tiên tấn công Mỹ trước thì Trung Quốc sẽ đứng ngoài cuộc

(Theo Wearethemighty.com - 9/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.