Thứ ba, 23/04/2024 | 14:03 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 08:10, 30/05/2014

Trung tâm công nghệ sinh học TP HCM: Thành quả bước đầu

Với suất đầu tư lên đến 100 triệu USD, trên khuôn viên 23 ha tại quận 12, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM được kỳ vọng tạo nền tảng đột phá vào nông nghiệp công nghệ cao.

Đầu năm 2014, Trung tâm đã khánh thành đưa vào hoạt động khu nhà kính, nhà lưới nuôi cấy tế bào thực vật công suất 2 triệu cây/năm và đã có những sản phẩm đầu tiên.

NHỮNG SẢN PHẨM ĐẦU TIÊN

Khi thấy tôi tần ngần ở cổng Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM, chiếc xe máy chất đầy hoa chuông bỗng tự động dừng lại hỏi: Bác đi mua hoa hả, cứ vào thẳng dãy nhà trong cùng, chỉ còn một ít thôi nhưng hoa đẹp lắm, lại rẻ nữa.

Hoa chuông là loài hoa nhập nội đang được ưa chuộng nhờ vào sắc màu sặc sỡ, đa dạng, chưng lâu. Việc trồng hoa chuông không khó nhưng khó ở chỗ làm giống.

Thông thường, có thể nhân giống hoa chuông từ củ hay lá nhưng việc không đồng đều cây con đã cản trở các nhà trồng hoa quy mô hàng hóa. Với ưu thế về thiết bị, nhà xưởng, việc nhân giống và trồng cây hoa chuông với Trung tâm không là vấn đề lớn.

Kỹ sư nông học Võ Thị Thanh Tuyền, người phụ trách một trong 4 nhà màng, nhà lưới của Trung tâm cho biết: Giá bán một chậu hoa chuông tại Trung tâm là 30.000 đ, so với giá bán lẻ 50.000 đ trên thị trường là hợp lý.

Tuy nhiên, với Trung tâm thì việc bán hoa chuông, cũng như hoa lan và một số sản phẩm hoa kiểng thành phẩm khác ra thị trường chỉ như một động tác giới thiệu sản phẩm cho những ai có nhu cầu mua cây giống hoặc nhận chuyển giao công nghệ.

Không những chỉ có hoa, Trung tâm còn thử nghiệm và đưa ra quy trình canh tác cho một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như dưa Khang nguyên, dưa lê, dưa lưới, cà chua sinh trưởng vô hạn... và tất cả đều đã có sản phẩm.

Thành quả khích lệ nhất của Trung tâm phải kể đến việc lai tạo nên các giống hoa lan mới. Thạc sỹ Phan Diễm Quỳnh, Phó phòng Công nghệ sinh học cho biết, qua hàng trăm tổ hợp lai, Trung tâm đã chọn ra 4 tổ hợp lai triển vọng.

Từ 4 tổ hợp lai này, bước đầu Trung tâm sơ tuyển chọn 22 dòng hoa lan mới bao gồm lan chậu, lan giò và lan cắt cành. Những dòng này cũng được các nghệ nhân, nhà vườn trồng lan kỳ vọng sẽ được thị trường chấp nhận. Nếu được vậy, thì đây là những giống lan đầu tiên của Việt Nam có một lý lịch rõ ràng và sẽ được bảo hộ tác quyền, mở đầu cho một chương mới cho nghề trồng lan ở Việt Nam.

15-34-21_dsc05698
Hệ thống chăm sóc cây con hoàn toàn tự động

TS Dương Hoa Xô, GĐ Trung tâm cho biết, tuy chưa được đầu tư nhưng 6 năm qua, Trung tâm đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất thử nên mặc dù chưa xong phần xây dựng cơ bản các bộ môn khác cũng đều có những sản phẩm ấn tượng như sản xuất thành công vacxin phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra (giải nhì sáng tạo năm 2013 TP.HCM), sản xuất thành công 4 kit PCR chẩn đoán nhanh bệnh đốm trắng, còi, hoại tử, viêm gan tụy trên tôm (đạt chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại của Nhật Bản nhưng giá chỉ bằng một nửa), thành công trong việc chuyển gen phát ánh sáng xanh và đỏ cho cá cảnh...

VẪN CÒN VÔ VÀN KHÓ KHĂN PHÍA TRƯỚC

Để có được những giống lan đầu tiên ấy, từ 6 năm nay Trung tâm đã cần mẫn xây dựng bộ sưu tập 330 giống lan khác nhau, trong đó có 111 giống lan rừng VN.

Cũng với cách làm như vậy, Trung tâm đã và đang tiếp tục xây dựng bộ sưu tập cây dược liệu (hướng đến sản xuất thực phẩm chức năng qui mô công nghiệp), xúc tiến hình thành ngân hàng gen vi sinh vật mà trước hết là những giống để sản xuất nên các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.

Đấy là những công việc có tính chiến lược, tốn kém, cần nhiều thời gian và không thể cho thành quả nhanh được.

Đề tài tạo phôi bò toàn cái phục vụ cho chăn nuôi bò sữa cũng đang gặp trở ngại bởi các cán bộ của Trung tâm không thể có được trứng của bò cái để tiến hành thụ tinh nhân tạo vì đàn bò sữa hiện nay đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Việc lấy trứng bò thải loại ở các lò mổ để tiến hành thí nghiệm chỉ có tác dụng như những thí nghiệm, thử nghiệm định hướng.

Ngoài sản phẩm phục vụ sản xuất bước đầu như trên, tiến bộ lớn nhất đáng ghi nhận là sự hấp dẫn mạnh mẽ với lao động khoa học. Hiện nay danh sách người lao động của Trung tâm đã lên đến 150, trong đó có 80 là cán bộ nghiên cứu với 8 tiến sỹ và 40 thạc sỹ, chưa kể 8 tiến sỹ khác đang làm việc và tu nghiệp ở nước ngoài cũng đã có nguyện vọng về làm việc tại Trung tâm vào năm 2015.

Tuy đã có tiến bộ nhưng nhân sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và chưa có được cơ chế đào thải tự nhiên.

Quang Ngọc

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm