| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm Nghiên cứu CĂQ&CCN Phủ Quỳ: Nửa thế kỷ nghiên cứu và chuyển giao TBKH

Thứ Năm 25/11/2010 , 11:52 (GMT+7)

Trung tâm được thành lập từ tháng 4/1960 với tên gọi lúc bấy giờ là Trạm thí nghiệm Cây nhiệt đới Tây Hiếu.

Cam V2 - nguồn giống của Trung tâm NC CĂQ&CCN Phủ Quỳ được trồng tại Cty NN Xuân Thành, Nghệ An

Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả và Cây công nghiệp (CĂQ&CCN) Phủ Quỳ đóng tại TX Thái Hoà, tỉnh Nghệ An được thành lập từ tháng 4/1960 với tên gọi lúc bấy giờ là Trạm thí nghiệm Cây nhiệt đới Tây Hiếu.

 Đây là cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên về cây nhiệt đới tại miền Bắc, do GS Ngô Văn Hoàng khởi xướng thiết kế và xây dựng. 50 năm, trên mảnh đất 72 ha đất được giao canh tác để nghiên cứu CĂQ&CCN, Trung tâm đã chuyển giao hàng trăm kết quả đề tài khoa học có giá trị để ngành nông nghiệp áp dụng vào sản xuất.

Trước hết nói về cây ăn quả, đến nay Trung tâm đã thu thập, lưu giữ, đánh giá vườn cây tập đoàn gồm 9 loài, với 257 mẫu giống. Trong đó lưu giữ ngoài đồng ruộng 241 mẫu, gồm: Cây ăn quả có múi 209 mẫu (đang lưu giữ trong nhà lưới 16 mẫu). Nhãn, vải, xoài, hồng và thanh long có 32 mẫu. Và với 16 tổ hợp gốc ghép, qua nhiều năm nghiên cứu, Trung tâm đã xác định được 2 loại gốc ghép thích hợp cho giống cam và quýt, hiện đã chuyển giao cho bà con nông dân và các Cty, Nông trường ở vùng Phủ Quỳ áp dụng đưa vào sản xuất.

 Kết quả qua nhiều năm sản xuất, năng suất cam ở Cty Nông nghiệp Xuân Thành (huyện Quỳ Hợp) đã đạt từ 20 tấn quả/ha trở lên, giá trị kinh tế đạt 200 - 300 triệu đồng/ha. Cuối năm ngoái mỗi ha cam ở Cty Nông nghiệp Xuân Thành đã cho thu nhập trên 600 triệu đồng. Với giống quýt PQ1, sau khi nghiên cứu, tuyển chọn đem vào trồng tại vườn của Trung tâm, trong 6 năm thu hoạch đã cho lãi 894 triệu đồng/ha.

 Vì hiệu ích kinh tế đem về từ cây quýt PQ1 là khá lớn nên hiện nay nông dân ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp và TX Thái Hoà đã lựa chọn nó đem vào sản xuất rộng rãi. Trung tâm cũng đã nghiên cứu, tuyển chọn và xác định được phương pháp nhân giống cây dứa Cayen Phủ Quỳ, Cayen Trung Quốc, Cayen Đức Trọng (Lâm Đồng) rất thích hợp với vùng sinh thái Bắc Trung bộ...

Về cây cao su, Trung tâm hợp tác với Viện Nghiên cứu cao su đã triển khai nghiên cứu khảo nghiệm hơn 70 mẫu giống, trong đó đã khẳng định được 2 mẫu giống cao su RRIM 712 và LH82/122 sinh trưởng khoẻ, chịu rét tốt, ít bị đổ gãy khi gió bão, hàm lượng mủ cao và năng suất đạt 1,8-3,0 tấn mủ khô/ha/năm. Đây là giống cây có năng suất chất lượng cao hơn hẳn so với các giống cây cao su truyền thống, nên đã được nông dân và các Cty, nông lâm trường áp dụng nhân ra trên diện rộng.

50 năm kể từ năm được thành lập Trạm thí nghiệm cho đến nay, đội ngũ cán bộ khoa học ở đây đã miệt mài cống hiến công sức và trí tuệ cho ngành nông nghiệp. Đây là đơn vị đã hai lần được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng.

Mới đây, ngày 22/11/2010 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trung tâm Nghiên cứu CĂQ&CCN Phủ Quỳ vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn.

Cây cà phê, qua nghiên cứu trên tập đoàn 37 giống, Trung tâm đã xác định được cà phê chè Catimor là giống thích hợp với vùng Phủ Quỳ, và giống K3 trong vườn nguyên chủng có năng suất, chất lượng cao nhất. Do xác định được mật độ trồng, xác định được liều lượng và tỷ lệ bón phân NPK thích hợp, nên năng suất thu hoạch tại các vườn cà phê mô hình luôn cao hơn từ 4- 6 tấn/ha so với cà phê Catimor mà các đơn vị đã trồng ở cùng thời điểm.

Năm 2000 Trung tâm đã chuyển giao 4 mô hình bón phân hữu cơ kết hợp với tưới phun cho 4 ha chè ở XN Chè Bãi Phủ và Thanh Mai (Nghệ An), kết quả về kinh tế đã cho lãi thuần tăng hơn so với các ruộng chè truyền thống từ 11-14 triệu đồng/ha.

Công tác BVTV, Trung tâm đã xác định được các thành phần sâu bệnh hại đối với từng loại cây trồng, qua đó đã đề ra các biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Nhóm nghiên cứu về các đề tài kỹ thuật canh tác cũng đã đưa ra được nhiều kết quả tích cực như phương pháp tưới, che tủ giữ độ ẩm, trồng xen cây đậu lông, lạc dại, đậu mèo để chống rửa trôi, xói mòn, tăng độ phì cho đất.

Từ việc nghiên cứu các đề tài khoa học nông nghiệp trong nước và hợp tác quốc tế, cũng như xây dựng các mô hình, hàng năm Trung tâm đã cung cấp cho nông dân ở khu vực Bắc Trung bộ được hàng trăm vạn cây giống có năng suất chất lượng cao. Kịp thời chuyển giao TBKH và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho hàng vạn nông dân. Trong đó đã dạy nghề về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc CĂQ, CCN cho hơn 1.000 nông dân từ các huyện miền xuôi đến tận miền biên giới Quế Phong...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.