| Hotline: 0983.970.780

Trưởng ấp xử ly hôn

Thứ Tư 22/06/2011 , 13:00 (GMT+7)

Từ năm 1994 đến nay, ông Bảy Hải luôn là đại biểu HĐND xã và liên tục được dân tín nhiệm bầu làm ấp trưởng từ 1996 đến nay.

Ông Nguyễn Thanh Hải (Bảy Hải) có thâm niên 15 năm làm trưởng ấp Bến Đò 1, xã Tân Phú Trung, Củ Chi (TP. HCM). Từ năm 1994 đến nay, ông luôn là đại biểu HĐND xã và liên tục được dân tín nhiệm bầu làm ấp trưởng từ 1996 đến nay.

Việc gì cũng đến tay

Ông Bảy Hải chia sẻ: Khi mới nhận chức trưởng ấp, điều tôi lo nhất là va chạm với dân nhưng rồi cũng khó tránh khỏi. Ấp như cái túi đựng tất cả những gì ở trên đưa xuống. Xã còn có phòng này, ban kia, bộ phận nọ, ai làm nhiệm vụ đó. Chứ về đến ấp thì từ kinh tế, văn hóa, xã hội... cái gì cũng đến tay. Nhiều lúc công văn, chính sách các loại gửi về một lúc, làm không kịp. Cái gì đụng chạm, liên quan trực tiếp quyền lợi bà con thì họp, cái gì chỉ cần thống kê, điều tra... thì từ từ hãy làm.

Ấp Bến Đò 1 trước đây có diện tích khoảng 130 ha, nhưng sau khi chấp hành chủ trương xây dựng KCN Tân Phú Trung, cắt đất giao KCN xong, Bến Đò 1 chỉ còn 70 ha khu dân cư, với hơn 800 hộ. Khỏi phải nói, sau khi cắt đất giao cho KCN thì cơ cấu kinh tế của ấp thay đổi khá mạnh, chỉ còn vài hộ làm nông nhờ đất trồng không nằm trong khu quy hoạch công nghiệp.

Không ít hộ dân nhận một cục tiền bồi thường đất đai quá lớn, lo xây nhà, sắm sửa đồ dùng gia đình... đến khi hết tiền thì lại thành tái nghèo. Ông Bảy Hải lại phải liên hệ với cơ sở lột hành, xin họ ưu tiên cho bà con Bến Đò 1 công việc. Chăm chỉ làm, mỗi người cũng kiếm được 70-100 ngàn tiền công lột hành, lột tỏi.

Mỗi khi có chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo trên đưa xuống, ông luôn cẩn thận giao về từng tổ bình chọn. Sau khi 16 tổ của ấp chọn rồi, lại lập ra một hội đồng ấp xét duyệt lại kỹ càng. Ông Bảy Hải chép miệng: Quyền lợi vật chất là cái dễ gây xích mích, va chạm nhất, mình phải cẩn trọng.

Vậy nhưng vẫn không tránh được lúc va chạm. Ấy là khi triển khai chủ trương mở rộng đường trong thôn. Khi đội làm đường san đất đến cửa nhà mình là nhiều hộ ra gây gổ vì không chấp nhận mất đất. Ông Bảy Hải ra giải thích còn bị bà con nổi giận. Nhớ lại chuyện này, ông cười nói: Rồi mọi chuyện cũng qua, nhiệm vụ của mình là giải thích chính sách, chủ trương cho bà con mà.

Mẹo xử đơn ly hôn

Làm trưởng gấp thì gặp đủ thứ chuyện nhưng ông Bảy Hải tâm sự rằng, chuyện nan giải nhất với ông đó là khi nhận những lá đơn ly hôn. Bà con nông dân cũng không rành luật lắm nên cứ nhè cán bộ ấp mà gửi đơn ly hôn. Ông Bảy Hải tủm tỉm kể chuyện: Tôi biết họ gửi đơn là khi nóng giận. Gọi họ lên giải quyết là tan nhà nát cửa luôn. Cái trò cãi nhau, luận tội nơi "cửa quan" là "quê khó huề" nên thường lơ đi.

Có lần, cặp vợ chồng đã 60 rồi mà còn gửi đơn ly hôn. Ông chồng có tật hay đi nhậu, ra đường thì mồm miệng tán gái dẻo quẹo mà về nhà làm khó vợ con. Bà vợ giận quá gửi đơn đòi ly hôn. Nói lơ mà đâu có lơ khơi khơi được, mình cũng phải vận động những người thân của họ, con cháu hoặc cô bác lớn trong họ tộc đến gặp riêng từng người mà to nhỏ chứ. Rồi một vài  tháng sau, nguôi giận, họ cũng lên rút đơn về.

"Ấy vậy nhưng nếu là đơn tố bạo lực, chồng oánh vợ là phải xử lý liền à. Nhận những lá đơn như vậy là phải cử tổ xác minh liền, mời ngay anh chồng lên ấp làm việc, phân tích vi phạm luật và bắt viết cam kết ngay. Nhưng ở đời không có lửa sao có khói. Cũng phải mời cô vợ lên trò chuyện, phân tích phải trái để cô ấy biết cách cư xử sau này", ông Bảy Hải khẳng định.

Bộn bề công việc nhưng chế độ của trưởng ấp còn khá khiêm tốn. Ông Bảy Hải kể: Hồi năm 1994, tôi được lãnh 100 ngàn mỗi tháng. Khi ấy đi lo việc bằng xe đạp, tôi còn dư để uống cà phê với anh em. Nay mỗi tháng nhận được 400 ngàn nhưng đi lại bằng xe máy. Nói thật với phóng viên, tiền phụ cấp không đủ mua xăng để đi hội họp và đi loanh quanh công tác vận động trong ấp. Đám trẻ  bây giờ không muốn làm trưởng ấp, chúng còn muốn làm ăn kinh tế. Mình già rồi, quen việc, bà con còn tín nhiệm thì mình làm, lo cho mọi người trong đó cũng có mình mà.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm