| Hotline: 0983.970.780

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ: 35 năm một chặng đường

Thứ Năm 17/11/2011 , 10:36 (GMT+7)

Năm 1974 tại chiến khu Lộc Ninh (gọi là R), một bộ phận tiền thân của Trường Trung cấp Nông nghiệp được thành lập...

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
Năm 1974 tại chiến khu Lộc Ninh (gọi là R), một bộ phận tiền thân của Trường Trung cấp Nông nghiệp được thành lập. Đến năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất, Trường được đặt tên là Trường Trung học Kỹ thuật nông nghiệp Long Định và chuyển về trú đóng tại xã Long Định, Châu Thành (Tiền Giang).

Cũng trong năm 1976 nhận thức được vai trò và vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Thủy lợi quyết định thành lập Trường Trung học Thủy lợi III đặt tại xã Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho (Tiền Giang).

Ngày 30/12/1996, Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định số 2360 NN-TCCB/QĐ thành lập Trường Trung học và Dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Bộ, trên cơ sở sáp nhập Trường Trung học Thủy lợi III và Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Long Định, trụ sở đặt tại Trường Trung học Thủy lợi III.

Từ đó Nhà trường không ngừng xây dựng và phát triển. Ngày 28/01/2008 Trường Trung học và Dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Bộ được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT theo Quyết định số 479/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kể từ năm 1976 đến nay, Trường hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã 35 năm, góp phần đáng kể trong việc đào tạo nhân lực cho đất nước.

Hiện nay để giúp cho Ban Giám hiệu quản lý điều hành trường có 7 phòng chức năng: Tổ chức - Hành chính, Đào tạo, Quản trị - Quản lý thiết bị, Công tác sinh viên, Khoa học và Hợp tác quốc tế, Tài chính – Kế toán, Khảo thí và Kiểm định chất lượng. Trực tiếp giảng dạy có 8 khoa, tổ bộ môn: Khoa Thủy lợi, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Khoa Trồng trọt – Bảo vệ thực vật, Khoa Tài chính – Kế toán, Khoa Khoa học cơ bản, Tổ bộ môn Mác – Lênin, Tổ bộ môn Quản lý đất đai và Tổ bộ môn Chế biến và Cơ điện thuộc phòng Đào tạo.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, Trường được Bộ ra quyết định thành lập Trung tâm Tư vấn nông nghiệp và phát triển nông thôn với chức năng: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; Cung cấp các dịch vụ tư vấn về: Khảo sát, thiết kế công trình xây dựng ngành nông nghiệp và PTNT; Về chăn nuôi thú y, trồng trọt, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khuyến nông, nuôi trồng thủy sản và chế biến nông sản; Sử dụng phòng thí nghiệm, trang thiết bị để làm các dịch vụ khoa học công nghệ và tham gia thi công công trình thủy lợi, thủy sản, công trình phục vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn, cấp thoát nước, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Đồng thời để tạo điều kiện phục vụ tốt cho học tập và giúp đỡ HSSV nhà trường đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp. Trại thực nghiệm của trường đã đi vào hoạt động và sẽ trở thành nơi tham quan, thực tập cho giảng viên và HSSV, là nơi triển khai các mô hình thử nghiệm, nơi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và viên chức nhà trường cũng đã có nhiều thay đổi, tính đến nay tổng số CBGV-VC của trường là 105, trong đó có 1 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh, 14 thạc sĩ, 20 đang theo học thạc sĩ trong và ngoài nước (1 tại Úc, 1 tại Thái Lan), 54 kỹ sư, 2 cử nhân cao đẳng, trình độ khác là 15. Có 1 phó giáo sư, 2 giảng viên chính, 59 giảng viên, 22 giáo viên trung học.

Công tác đào tạo của trường từ việc chủ yếu đào tạo kỹ thuật viên và sơ cấp nghề đã vươn tới đào tạo cử nhân cao đẳng, đại học, tham gia nghiên cứu khoa học và triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế. Trường đã nghiệm thu và đem vào áp dụng nhiều đề tài cấp trường, 1 đề tài cấp Bộ. Năm nay đang tiến hành 2 đề tài cấp trường, 1 đề tài cấp Bộ.

35 năm nay Trường đã đào tạo được hơn hai chục ngàn kỹ thuật viên, gần 200 cử nhân cao đẳng, hơn 700 sinh viên đang theo học bậc cao đẳng và liên thông lên đại học. Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã bồi dưỡng, nâng bậc cho hàng ngàn học viên của các đơn vị, trong đó có lao động nông thôn. Lực lượng học sinh, sinh viên các ngành tốt nghiệp ra trường đã trở thành những cán bộ kỹ thuật nòng cốt trong các cơ sở sản xuất, ở nhiều lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật tại các địa phương.

Với thành tích đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, kinh tế cho ngành Nông nghiệp và PTNT, nhà trường đã được Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba; Cờ Thi đua của Chính phủ; một số nhà giáo của trường đã được vinh danh “Nhà giáo ưu tú”.

Nhiều cựu HSSV của nhà trường đã phấn đấu vươn lên trên con đường học vấn để tiếp tục đạt các học vị cao hơn, đóng góp đáng kể ở các cơ sở đào tạo, tư vấn và nghiên cứu. Cũng có không ít người đã thành công trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trở thành những doanh nghiệp có tên tuổi không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.

Trường đã không ngừng mở rộng ngành nghề đào tạo, từ chỗ chỉ có 4 ngành bậc TCCN đến nay nhà trường đã và đang đào tạo 4 ngành bậc cao đẳng, 9 ngành bậc TCCN và 5 nghề. Việc đào tạo nghề dưới 3 tháng, các lớp cập nhật, nâng cao kiến thức... được chú ý phát triển và mở rộng về các địa phương. Đến nay nhà trường đã liên kết với hơn 50 đơn vị trong cả nước đào tạo các bậc học khác nhau. Đã liên kết với các trường đại học như: Đại học Thủy lợi, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Nông Lâm Bắc Giang… đào tạo liên thông lên cao đẳng, đại học.

35 năm chưa thật dài nhưng cũng đủ để khắc sâu vào niềm thương, nỗi nhớ của những người đã một thời chung lưng, đấu cật, góp sức mình xây dựng mái nhà chung thân yêu: Trường cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất