| Hotline: 0983.970.780

Trường học miền núi rộng 200 ha

Thứ Ba 20/03/2012 , 10:40 (GMT+7)

Theo lịch trình, chúng tôi được tham quan di sản thiên nhiên thế giới là Vũ Di Sơn, còn được mệnh danh là Phúc Kiến đệ nhất sơn.

Tôi hình dung mình là các vị giáo sư chủ nhân của những ngôi nhà tuyệt đẹp dưới lùm cây kia và nghĩ đến cuộc “đấu tranh tư tưởng” của họ. Đó là chính sách tôn vinh và thu hút nhân tài của người Trung Quốc. Nếu không như vậy, chất xám sẽ chảy ra thành phố lớn hết, thậm chí chảy sang nước ngoài.

>> Phúc Kiến đệ nhất sơn

Theo lịch trình, chúng tôi được tham quan di sản thiên nhiên thế giới là Vũ Di Sơn, còn được mệnh danh là Phúc Kiến đệ nhất sơn.

Từ Hạ Môn đến Vũ Di Sơn mất 1 giờ bay. Đang từ một nơi hiện đại với những cây cầu biển và đường hầm xuyên lòng núi, sân bay có ghế bọc nệm da với các thương hiệu thời trang lớn nhất nằm trong ki ốt, chúng tôi hạ cánh xuống một nơi bốn bề là núi và sân bay chỉ độc một máy bay là chiếc mà chúng tôi vừa ngồi trên ấy. Không có hành lang ống hay xe con thoi đưa khách vào sảnh chờ.

Chúng tôi lững thững đi bộ từ cầu thang máy bay vào. Không có băng chuyền hành lý, chỉ có hai nhân viên sân bay đang hạ các va li xuống từ trên một chiếc xe cút kít khổng lồ. Đón chúng tôi là anh Chấn Tống, trưởng phòng Quan hệ quốc tế trường Đại học Vũ Di Sơn và cậu Linh, sinh viên của trường. Linh học khoa du lịch, vừa lên xe đã thuyết minh về Vũ Di Sơn một cách say sưa. Xe của chúng tôi băng qua những con đường đồi núi âm u, chạng vạng trong chiều tà.

Đi kiệu lên đỉnh Vũ Di Sơn

Là một huyện miền núi nhưng Vũ Di Sơn có hẳn một trường đại học, chưa kể trường phổ thông cơ sở Vũ Di Sơn, như nhiều trường phổ thông khác ở Trung Quốc có diện tích ngang với những trường đại học mà tôi đang giảng dạy ở nhà. Hôm chúng tôi đi thăm Trường Đại học Jimei ở Hạ Môn, thấy khu hiệu bộ của họ có tới 28 tầng (từ tầng trên cùng có thể nhìn khắp thành phố Hạ Môn), cầu thang máy có gắn máy lạnh và phòng họp tương tự như của một công ty lớn đã thấy ngưỡng mộ, vậy mà trường miền núi Vũ Di cũng rộng tới 200 ha.

Ở sảnh chính có chiếc sa bàn, anh Lưu Chấn giới thiệu khu học xá, sân vận động, nhà thể chất trong nhà và khu chung cư dành cho giáo viên mà xe của chúng tôi đã đi qua lúc vừa vào cổng. “Còn khu này”, Lưu Chấn chỉ một quần thể những ngôi nhà hình tròn trên sa bàn, tách biệt khỏi những công trình khác trong khuôn viên trường đại học “là khu ở của các giáo sư”.

Trường rộng nên chúng tôi đi tham quan bằng xe buýt. Tôi nhắc Lưu Chấn nhớ chỉ cho chúng tôi xem khu nhà của các giáo sư. Xe lăn bánh ngang hồ nước, Lưu Chấn chỉ tay qua cửa sổ “Nhà của các giáo sư”. Mặc dù đã nhìn thấy chúng trên sa bàn, tôi vẫn vô cùng kinh ngạc. Ẩn sau những vòm lá cây tĩnh mịch, khu nhà giáo sư là các biệt thự sang trọng mà mỗi căn rộng chừng 500 mét vuông. Lưu Chấn nháy mắt nói đùa với tôi: “Mời cô sang dạy tiếng Anh ở đại học Vũ Di Sơn. Trường chúng tôi sẽ dành cho cô một biệt thự”.

Một căn biệt thự là giấc mơ của cả đời người và sự ràng buộc phải ở lại một huyện miền núi trong khi danh vị giáo sư có thể mang lại cơ hội giảng dạy ở nhiều trường đại học danh tiếng khác tại những thành phố lớn. Đó là sự cân nhắc không dễ dàng trước khi dẫn đến lựa chọn cuối cùng. Tôi hình dung mình là các vị giáo sư chủ nhân của những ngôi nhà tuyệt đẹp dưới lùm cây kia và nghĩ đến cuộc “đấu tranh tư tưởng” của họ. Đó là chính sách tôn vinh và thu hút nhân tài của người Trung Quốc. Nếu không như vậy, chất xám sẽ chảy ra thành phố lớn hết, thậm chí chảy sang nước ngoài.

Ban lãnh đạo trường đại học cũng tổ chức lễ trồng cây lưu niệm. Họ đã trồng sẵn những cây con trong một khuôn viên khổng lồ um tùm cây cối với những tấm biển đồng đề tên chúng tôi dưới gốc cây. Nơ đỏ cũng đã được thắt sẵn vào xẻng. Chúng tôi chỉ việc xúc thêm ít đất tượng trưng và chụp ảnh lưu niệm. Các đại diện trường Vũ Di Sơn nói rằng họ mong sẽ có nhiều lưu học sinh Việt Nam đến đây học.

Chúng tôi cũng phấn khởi hình dung đến viễn ảnh con cháu mình sẽ đến học ở ngôi trường văn minh, hiện đại này và nhìn thấy tên bố mẹ, ông bà dưới cái gốc cây sẽ thành đại thụ kia, trước khi chợt nhớ ra ba chặng đường bay đằng đẵng từ Hà Nội đến Quảng Châu, rồi Quảng Châu - Hạ Môn, Hạ Môn - Vũ Di Sơn. Riêng tôi nhớ lại khung cảnh buồn tẻ của khách sạn Sumin chuyên phục vụ khách du lịch nằm ở ngã ba thị trấn đồng thời là cửa vào trung tâm thành phố. Bốn bề là phố núi, đêm mở cửa sổ cũng chỉ thấy lờ mờ quần thể Vũ Di trên vùng đất Đan Hạ. Tôi thở dài thôi ngay viễn tưởng du học của con gái mình.

Danh thắng ở Vũ Di Sơn

Đặc sản của Vũ Di Sơn là trà. Trà Ô long được coi như trà vua. Khắp nơi người ta trồng cây trà, bán trà và uống trà trong mọi bữa ăn. Trà của người Trung Quốc thơm nhưng nhạt và loãng, thường được uống thay nước giải khát. Trường đại học Vũ Di Sơn có hẳn một khoa trà và đón tiếp chúng tôi trong bữa ăn tối tại một nhà hàng sang trọng nằm trong khuôn viên trường là tiến sĩ trà Triệu Lỗi. Bao nhiêu luận văn, luận án nghiên cứu khoa học của anh chỉ tập trung vào mấy cây trà.

Buổi tối bước ra khỏi khách sạn Sumin và rảo bộ xuống phố núi, thấy tất cả những ngôi nhà mặt tiền đều bày bán những túi trà được bao gói rất đẹp và đủ chủng loại. Người Việt không thể quen nổi thứ cà phê loãng của người phương Tây và trà loãng của người Tàu. Phàm là người không nghiện thì uống nước lọc, nước trái cây, còn đã là trà, cà phê thì phải đặc mới ra chất. Nhiều bận có người đi Trung Quốc mua trà về tặng tôi làm quà tôi không uống. Tôi đi Trung Quốc mua trà biếu người ở nhà họ cũng không uống, dù biết rằng đây đều là các loại trà chữa bệnh và rất đắt tiền. (Còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm