| Hotline: 0983.970.780

Trường học tràn ngập… rau xanh

Thứ Sáu 30/12/2016 , 09:12 (GMT+7)

Từ đầu năm học 2016 - 2017, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Trung học cơ sở (THCS) Lùng Phình, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà được Tỉnh đoàn Lào Cai chọn làm điểm triển khai mô hình “Vườn rau cho em”.

 Mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ cải thiện đời sống mà còn nâng cao tình yêu lao động của học sinh.

Tạo dựng môi trường thân thiện

Trường PTDT bán trú THCS Lùng Phình hiện có 112 học sinh theo học ở các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9, trong đó 58 học sinh ở bán trú tại trường.

23-56-51_1
Các học sinh dành thời gian chăm sóc vườn rau
 

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, giờ giấc học tập cũng như sinh hoạt thường ngày của các em, nhà trường đã phát động nhiều phong trào hoạt động nhằm trang bị cho các em không chỉ về kiến thức mà còn cả những kỹ năng sống, trong đó phong trào trồng rau sạch đem lại hiệu quả cao nhất.

Thực hiện mô hình “Vườn rau cho em”, Ban chấp hành liên đội của nhà trường đã huy động đội viên ở bán trú cải tạo 1.200m2 đất vườn, dưới tán mận cằn cỗi, nhiều đá sỏi thành vườn rau, phân khu vực cho từng chi đội trồng rau theo mùa vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hàng ngày, sau mỗi giờ học, giờ ra chơi các học sinh lại dành thời gian cho việc chăm sóc vườn rau với những công việc quen thuộc như tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, vun luống...

Để mô hình hiệu quả, thầy cô giáo chủ nhiệm của các lớp đã cùng học sinh tham gia lao động, chỉ cho các em kỹ thuật chăm sóc rau đúng cách. Đồng thời nghiên cứu phân chia thời gian gieo trồng phù hợp để có lượng rau liên tục thay đổi với nhiều chủng loại phong phú.

23-56-51_2
Những vườn rau xanh tốt là công sức của cả thầy và trò

 

Có khi số lượng rau trồng nhiều, bán không kịp, cô trò lại chia rau đem về nhà, như một thành quả từ chính sức lao động của mình.

Em Sần Thị Cá, học sinh lớp 9, Trường PTDT bán trú THCS Lùng Phình chia sẻ: “Từ khi em được tham gia mô hình vườn rau cho em, em cảm thấy rất là vui. Sau những tiết học mệt mỏi trên lớp, bằng những kiến thức thầy cô giáo đã dạy chúng em vận dụng vào thực tế trồng những vườn rau xanh tốt nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính mình. Đặc biệt, việc vận dụng mô hình này còn làm thêm xanh cho môi trường, cung cấp thực phẩm cho tất cả các bạn học sinh bán trú để mùa đông này không phải đi mua rau”.

Cứ dịp cuối tuần mỗi học sinh về thăm nhà lại mang theo món quà giá trị là 1kg rau sạch do chính tay các em trồng và chăm sóc. Ngoài ra, hàng tuần, trong tiết chào cờ và sinh hoạt lớp đều tuyên dương cá nhân, tập thể thực hiện tốt phong trào. Hình thức này đã cổ vũ, khích lệ học sinh hăng say lao động và rèn luyện tính tự giác cao.
 

Nâng cao chất lượng giáo dục

Thông qua việc thực hiện mô hình, nhận thức của các em học sinh về tập quán canh tác đã thay đổi tích cực.

Những học sinh sau khi ra trường đã biết trồng rau phục vụ nhu cầu của gia đình, đồng thời chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, không còn đội viên đóng quỹ “Kế hoạch nhỏ” bằng tiền của phụ huynh.

Mô hình “Vườn rau cho em” của liên đội trường PTDT bán trú THCS Lùng Phình là một hoạt động rất cụ thể hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và phong trào “Kế hoạch nhỏ”, phong trào “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” mà Hội đồng Đội các cấp phát động.

Nói về hiệu quả, ông Nguyễn Danh Phương, Hiệu trưởng Trường nhà trường cho biết, mô hình “Vườn rau cho em” đã góp phần làm giảm chi phí, cung cấp nguồn rau tại chỗ, đảm bảo an toàn vệ sinh ATTP trong mỗi bữa ăn của các em học sinh bán trú tại nhà trường.

Không chỉ vậy, mô hình còn góp phần rèn luyện khả năng thích ứng, tính kỷ luật, tính tự lập cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. Việc làm của các em tuy nhỏ nhưng đã và đang cụ thể hóa một phong trào do Hội đồng đội các cấp phát động.

23-56-51_3
Giây phút ra chơi, vui đùa của học sinh ở Lùng Phình

 

Vườn rau xanh tốt không những tạo cảnh quan khuôn viên nhà trường thêm xanh, sạch, đẹp, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa đang học tập, sinh hoạt trong nhà trường, qua đó tạo môi trường giáo dục toàn diện.

Bên cạnh đó, mô hình còn có ý nghĩa hết sức to lớn về cả giá trị kinh tế và công tác giáo dục đạo đức, lối sống, thể hiện ý chí, nguyện vọng của các trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất