| Hotline: 0983.970.780

Trường nghề giảm sức hút

Thứ Hai 25/08/2014 , 08:12 (GMT+7)

Theo dự báo của Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), năm 2014, trong số 15 học viện, trường ĐH, CĐ thuộc Bộ, chỉ có 11 trường tổ chức tuyển sinh (gồm 1 học viện, 3 ĐH, 7/11 CĐ chuyên nghiệp). 

So với năm 2013 số học sinh đăng ký dự thi giảm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trường ĐH (ĐH Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Nông lâm Bắc Giang) có thể tuyển đủ chỉ tiêu. Còn lại các trường CĐ, tuyển sinh sẽ gặp khó khăn.

Nan giải tuyển sinh

Theo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT): Năm 2013, hệ đào tạo chính quy các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp thuộc Bộ đã tuyển sinh được 25.373 sinh viên.

Trong đó ĐH chính quy đạt 115,5% so với chỉ tiêu (các ngành về nông nghiệp chiếm tỷ lệ 61%). CĐ chuyên nghiệp chỉ đạt 35,1% (trong đó các trường ngành về nông nghiệp chỉ đạt 64%); trung cấp chuyên nghiệp đạt 69,3% (trong đó các ngành về nông nghiệp chỉ đạt 33%).

Nhìn chung, các trường đã chủ động tham gia tích cực đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT để làm việc cho các DN thuộc TCty chè, Tập đoàn cao su… từ kinh phí giao cho Bộ (tổ chức 64 lớp cho 1.980 học viên), trong đó có ưu tiên và gắn đào dạo nghề với chương trình NTM.

Nhiều trường cũng đã tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT từ kinh phí địa phương (năm 2013 đã đào tạo được gần 8.000 người), nhưng mức độ không đều, chưa tương xứng với tiềm năng. Dự kiến năm 2014, đào tạo 5.790 người.

Một số cơ sở dạy nghề bước đầu được đầu tư thiết bị nghề trọng điểm, nhiều giáo viên được cử sang nước ngoài bồi dưỡng, nhưng tuyển sinh mới chưa tương xứng với đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia. Quy mô đào tạo tăng nhưng chưa cân đối, một số ngành nghề lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khó tuyển sinh, thậm chí có ngành, nghề không tổ chức đào tạo được.

Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, ông Đồng Văn Ngọc chia sẻ: Là một đơn vị giáo dục thuộc ngành nông nghiệp, trong những năm qua, nhà trường đã tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành đào tạo, để con em nông dân không chỉ được học nghề nông nghiệp mà còn tiếp cận các nghề phi nông nghiệp. Qua đó, giải phóng bớt lao động trong khu vực nông thôn.

Nhà trường đã liên kết với khoảng 100 doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng lao động xuất khẩu, để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê, có khoảng 70% sinh viên ra trường đã tìm được việc làm đúng chuyên ngành.

Dự báo năm 2014, nhiều trường ĐH tiếp tục tuyển sinh với điểm đầu vào bằng điểm sàn. Do vậy phân luồng học sinh theo học các hệ đào tạo nghề giảm. Công tác tuyển sinh tiếp tục khó khăn.
Để khắc phục, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cần sát thực tế, dự báo tốt biến động, vì vậy đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đã có sự thay đổi. Chỉ tiêu năm 2014 Bộ giao là 43.630 người (bằng 85,78% so với năm 2013). Nếu cố gắng, năm 2014 các trường nghề mới có thể hoàn thành kế hoạch.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh được ông Ngọc đánh giá là ngày càng khó khăn do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, việc phân luồng, hướng nghiệp với học sinh phổ thông chưa hiệu quả, vì thế các trường nghề không là đích đến ưu tiên của các em học sinh. Hầu hết các em đều muốn được học ĐH nên việc chọn trường nghề nhiều khi chỉ là sự lựa chọn sau cùng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (ví dụ như doanh nghiêp Nhật), khi tuyển dụng chỉ yêu cầu kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp, không đánh giá cao kỹ năng khi mà nhu cầu của họ chỉ tập trung vào đối tượng lao động phổ thông. Do đó làm giảm cơ hội việc làm của những sinh viên có tay nghề tốt.

Áp lực nặng nề? 

Ông Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng Trường CĐ Thủy sản cho biết: Giáo dục là một nghề dịch vụ công, nên tất yếu phải vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, nhiều trường phải chịu áp lực tuyển sinh rất nặng nề. Có những trường hoạt động rất năng động và tâm huyết, nhưng hiệu trưởng vẫn mất ăn mất ngủ vì nghĩ cách tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Bởi nếu không có học sinh thì trường sẽ tê liệt.

Về vấn đề phân bổ kinh phí hoạt động cho khối các trường nghề thuộc Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Hồng Nam, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT cần dựa vào số lượng tuyển sinh của từng trường để phân bố kinh phí cho hợp lý. Bởi, quy mô đào tạo của mỗi trường một khác.

“Không năm nào trường tôi tuyển sinh dưới chỉ tiêu Bộ đặt ra. Hiện lưu lượng sinh viên đã lên tới 2.900. Trong khi đó số lượng biên chế chỉ có 110. Theo quy định của Thông tư 09, nhà trường phải ký hợp đồng thêm 60 người nữa mới đáp ứng được yêu cầu. Do đó, cần căn cứ vào số lượng tuyển sinh để cấp chi thường xuyên cho trường để đảm bảo cân bằng tương đối”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm