| Hotline: 0983.970.780

Trường sẽ được tự chủ tuyển sinh

Thứ Năm 27/10/2011 , 09:50 (GMT+7)

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định tại cuộc họp thông báo về dự án Luật Giáo dục đại học chiều ngày 26/10.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định tại cuộc họp thông báo về dự án Luật Giáo dục đại học chiều ngày 26/10. Theo ông Ga, đúng 1 tuần nữa dự án sẽ được trình bày trước Quốc hội.

Theo Thứ trưởng Ga, sau 5 lần chỉnh sửa, góp ý kiến, dự thảo Luật GDĐH đã được “chốt” với 12 chương, 67 điều. Những điểm mới cơ bản và xuyêt suốt của dự thảo là trao rất nhiều quyền để các cơ sở đào tạo được tự chủ.

Cụ thể như được tự chủ mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, ngành và chuyên ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển KT- XH của địa phương, vùng. Nhà trường phải có chương trình đào tạo bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng liên thông giữa các trình độ, các chương trình đào tạo khác.

Một nội dung được nhiều trường quan tâm là việc có cho phép tự chủ trong việc xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức thi tuyển. Theo dự luật lần này, các cơ sở đào tạo được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH. Với ba phương thức tuyển sinh là thi tuyển, xét tuyển và kết hợp giữa thi và xét tuyển, các trường có thể lựa chọn sao cho phù hợp.

Một điểm mới nữa của dự thảo Luật GDĐH là cho phép các cơ sở GDĐH được in ấn phôi bằng, cấp văn bằng GDĐH cho người học, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng. Đồng nghĩa với việc, chất lượng đào tạo sẽ gắn liền với tên tuổi của nhà trường.

Dự thảo cũng nói rõ, Nhà nước miễn thuế đối với các khoản tiền mà nhà trường dùng để tái đầu tư phát triển giáo dục. Ngược lại, phần lợi nhuận chia cho người góp vốn sẽ phải chịu thuế theo quy định. Như vậy, trường hoạt động vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận phụ thuộc vào thực tế cơ cấu chi tiêu tài chính hằng năm của trường mà không dựa vào “tuyên bố” của nhà đầu tư. Nguyên tắc “hậu kiểm” này đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư cho giáo dục.

Dự kiến, ngày 2/11 tới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giáo dục đại học trước Quốc hội. 

Xung quan vấn đề liệu có bị “loạn” văn bằng không nếu như mỗi trường có một loại khác nhau? Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ GD đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay, việc cho phép các cơ sở GDĐH được in ấn phôi bằng, cấp văn bằng là bước tiến của ngành giáo dục. Mỗi trường có một mẫu bằng khác nhau và chịu trách nhiệm về giá trị bằng cấp. Tuy nhiên, tự chủ đi liền với tự chịu trách nhiệm; công khai và minh bạch; xã hội có thể kiểm tra kiểm soát được. "Bộ sẽ tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các trường công lập và tư thục. Hai loại trường này chỉ khác nhau bởi vốn đầu tư mà thôi”- đại diện cho ngành giáo dục cho hay.

Tạm “gút” lại những những ý kiến trên, Thứ trưởng Ga cho hay, ngay khi dự thảo Luật GDĐH được thông qua, Bộ sẽ thực hiện việc giao các điểm tự chủ thí điểm cho 1 số cơ sở đào tạo như Đại học Quốc gia và đại học vùng. Các cơ sở đào tạo khác (kể cả ngoài công lập), nếu đáp ứng được các điều kiện mà Bộ đưa ra cũng sẽ được tự chủ.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm