| Hotline: 0983.970.780

Trượt đại học: Đâu phải hết lối thoát

Thứ Hai 01/08/2011 , 09:37 (GMT+7)

Các em học sinh cần hiểu rằng, cơ hội không phải là cái có sẵn, càng không phải ngồi đợi chờ nó đến mà phải luôn luôn chủ động...

Nếu cầm kết quả thi đại học không cao, học sinh và gia đình có nên coi đó là gánh nặng, một áp lực tâm lý đè nặng lên vai các em trong suốt quãng thời gian sau này? Hay nên chuyển hướng sang một ngành, trường phù hợp… Đó là những vấn đề được các chuyên gia giải đáp tại hội thảo “Điểm sàn đại học - cơ hội thành công” tổ chức tại ĐH quốc gia Hà Nội cuối tuần qua.

Khi "ước mơ" bị vỡ vụn

Đại diện cho gần 300 người có mặt tại Hội trường, em Lê Thị Hồng Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội) không ngần ngại là người đầu tiên đặt câu hỏi. Em cho biết, đăng ký vào Khoa Tài chính ngân hàng của ĐH Thương mại nhưng tổng điểm 3 môn toán, lý, hoá của em chỉ đạt 11,5 điểm. Như vậy, ước mơ trở thành cử nhân trường Thương mại đã hoàn toàn sụp đổ bởi mức điểm này còn thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Hơn nữa năm ngoái Khoa này lấy tới 20,5 điểm.

Cầm micro, tay em run run vì xúc động, Ngọc nói tiếp: “Em cảm thấy vô cùng tuyệt vọng và bế tắc quá, không biết tương lai của mình sẽ ra sao. Em biết, số điểm 11,5 là quá thấp để có thể đăng ký thêm nguyện vọng vào bất kể trường đại học nào, kể cả dân lập. Các thầy cô giúp em với. Hãy khuyên em nên làm như thế nào, kể cả việc chấp nhận lùi 1 năm để ôn thi lại và chờ đợi kết quả vào năm sau".

Với em Vũ Quang Minh (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng đang có những phân vân, đắn đo tương tự. Minh đã thi vào Khoa Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng chỉ đạt kết quả là 16,5 điểm. Em cũng nhận thấy rằng với số điểm đó em không thể theo học tại trường bởi rất nhiều năm Khoa này đều lấy trên 20 điểm. Giọng nói khá cứng cỏi, Minh đặt câu hỏi với các chuyên gia: “Hãy cho em lời khuyên nên lựa chọn cho mình 1 trường, 1 ngành phù hợp với số điểm của mình và điều kiện kinh tế còn khó khăn của gia đình”.

Cảm giác lo lắng, băn khoăn, thậm chí buồn chán khi biết con có nguy cơ trượt nguyện vọng 1 có ở hầu hết các bậc phụ huynh. Ví như chị Nguyễn Thị Liên (Cầu Giấy - Hà Nội) đang phải loay hoay tìm hiểu về khoa Tài chính Ngân hàng trong một số trường đại học dân lập, cao đẳng để nộp hồ sơ xét tuyển cho con gái. Mặc dù đã tham khảo từ các phương tiện thông tin truyền thông và bạn bè nhưng vẫn chưa chọn được ngành, trường nào ưng ý bởi kết quả thi đại học của con chỉ đạt số điểm trên 10.

Chị tâm sự: “Bây giờ vấn đề chọn trường cho con còn đau đầu hơn khi cháu nộp hồ sơ thi đại học. Bởi với số điểm không cao thì việc chọn cho con 1 nghề, 1 trường phù hợp với năng lực và kinh tế của gia đình mà khi ra trường cháu có thể xin được việc làm ổn định là điều phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng”.

Hay như với ông bố Đoàn Quang Huy (Đan Phượng, Hà Nội) đã đi hơn 20 km để có mặt tại buổi Hội thảo chỉ với câu hỏi duy nhất: “Có nên cho con vào trường nghề ngay khi con không đỗ vào 1 trường đại học mà nó yêu thích không?”.

Phải tự mở cửa

Tính đến hết ngày 31/7, đã có hơn 200 trường đại học và cao đẳng trong tổng số gần 400 trường ĐH, CĐ trên cả nước công bố điểm thi. Và, còn đúng 1 tuần nữa, các sĩ tử sẽ biết “số phận” của mình ra sao khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn của các khối thi.

Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn việc không đủ điểm đỗ nguyện vọng 1 chưa phải là điều quá tuyệt vọng vì còn có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, cơ hội vào các trường khác, ngành khác.

Con đường đến với thành công có thể dài, có thể ngắn chỉ cần ta có quyết tâm và cố gắng nhất định sẽ đi đến đích. Chúng ta nên nhìn vạn vật bằng con mắt tích cực, bằng thái độ lạc quan bởi “khi cuộc sống lấy đi của ta một thứ này thì sẽ đem đến cho ta một thứ khác. Hãy nghĩ đến những điều ta đang có và sẽ có, thứ mất đi chỉ là phần nhỏ, cái ta còn mới là đáng quý".

Với tư cách là “sinh viên” đi trước, anh Đoàn khuyên: các em học sinh cần hiểu rằng, cơ hội không phải là cái có sẵn, càng không phải ngồi đợi chờ nó đến mà phải luôn luôn chủ động, chớp lấy thời cơ. Đồng thời mỗi người phải tự mở cho mình những “cánh cửa” mới to hơn, rộng hơn. Còn với các bậc phụ huynh, đừng bao giờ đè áp lực “phải thi đỗ” lên vai con em mình bởi nó sẽ vô tình dồn các em vào chân tường, không lối thoát lúc nào không hay.

Còn với cô Hoàng Thị Bảo Thoa, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và giáo dục quốc tế, giảng viên Trường ĐHKT - ĐHQGHN tư vấn thêm cho các em học sinh, các bậc phụ huynh tìm hiểu hai ngôi trường đại học có uy tín đã được Bộ GD-ĐT thẩm định: đó là trường đại học Troy (Mỹ) và trường đại học Massey (New Zealanh) hiện đang liên kết với Trường ĐHKT -ĐHQGHN. Đây là hai trường có chất lượng đào tạo tốt trên thế giới, tham gia học tập ở trường sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội học tập trong 1 môi trường năng động và cơ hội được học tập tại nước ngoài. Theo cô Thoa, dù học tập ở bất kể đâu thì đích cuối cùng phải đạt là tìm được 1 công việc như mong muốn.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất