| Hotline: 0983.970.780

TT- Huế: Hàng trăm ha lúa nguy cơ khô cháy

Thứ Năm 24/06/2010 , 09:25 (GMT+7)

Tại các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phong Điền…hàng trăm ha lúa bị thiếu nước nghiêm trọng do nhiều trạm bơm bị “bỏ quên” và bị cúp điện liên tục.

Để đối phó với tình trạng khô hạn như hiện nay, nhiều nông dân đã tự “cứu lúa” bằng cách thuê các chủ bơm di động nhưng chi phí lại khá cao

Tại các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phong Điền…hàng trăm ha lúa bị thiếu nước nghiêm trọng do nhiều trạm bơm bị “bỏ quên” và bị cúp điện liên tục.

Đến thôn Thủ Lễ 3 (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền) giữa cái nóng như thiêu. Trên đồng, chỉ vài nông dân tranh thủ ra thăm ruộng, chờ nước bơm từ các kênh đến. Anh Phan Dũng vừa ra đồng về, mặt buồn bã: “Chưa có năm mô tình trạng khô hạn nặng như ri. Hôm nay đã là ngày thứ 5 rồi, ruộng khô nẻ hình chân chim, 2 mẫu lúa nhà tui đang chờ nước từng ngày”. Gần tuần nay anh Dũng không biết xoay xở thế nào bởi đây là thời gian lúa đang trỉa dặm, không có nước thì không làm được, nguy cơ lúa khô cháy rất lớn.

Tình trạng lúa thiếu nước đã xảy ra tại nhiều xã của huyện Quảng Điền. Theo chỉ đạo của Sở NN- PTNT tỉnh TT- Huế, trong lúc nắng hạn kéo dài như hiện nay, các đơn vị thuỷ nông phải túc trực 24/24 kịp thời bơm đưa nước vào ruộng. Thế nhưng, tại trạm bơm thuộc HTX Đông Phước mặc dù không cúp điện trạm bơm vẫn không hoạt động. Anh Hồ Phước, nhân viên trực trạm bơm 1 Đông Phước lý giải: “Do tình trạng cúp điện liên tục, có khi không nắm được lịch cắt điện luân phiên nên không thể kịp thời đưa nước về cho bà con. Mặt khác, ở HTX Đông Phước nhiều hệ thống bơm mồi nước của trạm bơm bị hư hỏng nên vận hành rất chậm, khi có điện khởi động mãi không được”.

Bệnh lùn sọc đen gây hại 640 ha lúa

Đến nay, bệnh lùn sọc đen đã xảy ra và gây hại hơn 640 ha lúa vụ HT trên địa bàn tỉnh TT- Huế, với tỷ lệ nhiễm bệnh 2-5%, tập trung chủ yếu ở một số xã như Vinh Hà, Vinh Thái (huyện Phú Vang), số còn lại xuất hiện ở một số địa phương thuộc các huyện Hương Trà, Quảng Điền, A Lưới.

Hiện trong 216 ha lúa của Đông Phước, chỉ có 150 ha được tưới từ các trạm bơm. Số còn lại, để đối phó với tình trạng khô hạn kéo dài, nhiều hộ dân đã tự cứu lúa bằng cách thuê các chủ máy bơm di động chạy động cơ dầu. Tuy nhiên, chí phí khá cao. Anh Dũng cho biết: “Nếu thuê các chủ bơm di động, một sào bọn tui phải trả 14-15kg lúa. Không có nghề chi làm mới làm lúa mà thuê kiểu ni thì khi bán lúa còn được mấy đồng nữa”. Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Đình Triển, Chủ nhiệm HTX Đông Phước thừa nhận  hàng chục ha lúa của HTX nguy cơ thiếu nước, khô cháy hiện rất cao.

Ông Triển cho biết thêm: “HTX đã gửi tờ trình lên Chi nhánh Điện lực huyện Quảng Điền xin tăng thời gian cấp điện để các trạm bơm hoạt động. Cụ thể, nếu hôm nay cấp điện buổi sáng, thì hôm sau cấp buổi chiều và ngày kế tiếp phải cấp điện liên tục cả ngày mới có thể đưa nước vào đồng ruộng. Tuy nhiên, đến nay phía điện lực huyện vẫn lờ tịt, không trả lời”. Theo quan sát của chúng tôi, không chỉ riêng tại huyện Quảng Điền mà nhiều diện tích lúa trên địa bàn tỉnh TT- Huế cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất