| Hotline: 0983.970.780

TT-Huế: Nỗ lực hạn chế thiệt hại

Thứ Ba 15/10/2013 , 08:44 (GMT+7)

Sáng 14/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có chuyến thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 11 (Nari) tại các địa phương vùng ven biển, đầm phá của huyện Phú Lộc, TT-Huế.

+ Nhà máy thủy điện Hương Điền không chấp hành quy định xả lũ

Sáng 14/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có chuyến thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 11 (Nari) tại các địa phương vùng ven biển, đầm phá của huyện Phú Lộc, TT-Huế.

Theo lãnh đạo huyện Phú Lộc, đêm 14/10, bão đổ bộ vào đất liền và Phú Lộc là địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, toàn huyện có khoảng 5.800 hộ với khoảng 24.500 nhân khẩu nằm trong vùng xung yếu, sạt lở biển, ven đầm phá cần phải có phương án di dời.

Ngay từ chiều qua tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh TT-Huế, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu chính quyền địa phương cần di dời, chằng chống nhà cửa cho người dân ở vùng xung yếu, ven biển đến nơi an toàn trước 19 giờ tối 14/10. Đây là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp nên Bộ trưởng yêu cầu công tác di dời phải thực hiện rốt ráo, tránh tâm lý chủ quan.



Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc và chỉ đạo công tác phòng chống bão số 11 tại huyện Phú Lộc

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu Quân khu 4 chi viện lực lượng, phương tiện cho tỉnh TT-Huế trong công tác phòng, chống bão. Trong sáng 14/10, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có chuyến thị sát, chỉ đạo tình hình phòng chống bão số 11 tại các địa phương vùng ven biển như Vinh Hiền, Vinh Hải, Lộc Bình, Vinh Giang của huyện Phú Lộc.

Vùng xung yếu của huyện Phú Lộc từ sáng 14/10 gió đã bắt đầu thổi mạnh kèm theo mưa khá lớn. Tại âu thuyền Hiền An 2 (xã Vinh Hiền) bà con ngư dân đã đưa thuyền vào bờ, neo đậu cẩn thận. Ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền cho biết, trước đó, chính quyền địa phương đã kết hợp với Đồn Biên phòng 228 kêu gọi 300 phương tiện tàu thuyền vào bờ trú ẩn.

Tại xã Vinh Mỹ, ngay từ sáng sớm, lũ lượt bà con sống ven đầm phá, ven biển cũng vận chuyển đồ đạc, di chuyển đến nơi an toàn. Những hộ gia đình không nằm trong phương án di dời thì được lực lượng bộ đội biên phòng giúp giằng néo, kiên cố lại nhà cửa bằng bao cát và sào, buộc dây thừng.

Ngay trụ sở UBND xã Vinh Mỹ, chính quyền địa phương đã cho lắp đặt hệ thống loa, cập nhật liên tục tình hình bão số 11 và kêu gọi người dân thực hiện đúng phương án di dời, kiên cố nhà cửa nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản. Tuy công tác phòng chống lụt bão tại các địa phương được tiến hành khẩn trương, nhưng nhiều nơi người dân vẫn chủ quan.

Ngày 13/10, do có gió lớn và sóng biển dâng cao, hai ngư dân đi vớt cây mớc đã bị đuối nước và mất tích tại bến Bàn (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú lộc). Đến nay chỉ mới một thi thể nạn nhân được tìm thấy.

Có mặt trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão lũ tại địa phương Vinh Hải, Vinh Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Nguyễn Văn Mạnh nhận định: “Bão số 11 rất mạnh, các địa phương làm sao đó hạn chế đến mức tối đa thiệt hại. Phải làm quyết liệt để tránh tình trạng chủ quan trong các hộ dân”.

Theo ông Mạnh, để giúp người dân khắc phục thiệt hại sau khi bão đi qua, địa phương cũng đã dự trữ 30 tấn gạo, 2.000 thùng mỳ ăn liền và 3.000 lít dầu. Mỗi xã, thị trấn chủ động dự trữ tại chỗ 10 tấn gạo, 200 thùng mì ăn liền và 1.000 lít dầu.

Về tình hình hồ chứa, sáng 14/10, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế và các ban, ngành chức năng đã đi kiểm tra tình hình điều tiết, xả lũ tại công trình thủy điện Hương Điền. Qua kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao và các thành viên trong đoàn kết luận, Nhà máy thủy điện Hương Điền đã không chấp hành đúng quy chế phối hợp và yêu cầu của lãnh đạo tỉnh trong việc xả lũ phòng chống bão số 11.

Mực nước tại thời điểm kiểm tra (9 giờ, ngày 14/10) là 57,90m/58m (mực nước dâng bình thường). Theo báo cáo của chủ nhà máy, công tác xả lũ bắt đầu từ 15 giờ, ngày 13/10 với lưu lượng khoảng 200m3/s. Nhưng đến thời điểm kiểm tra thì mực nước tại hồ là 57,90m. Điều đó cho thấy, nhà máy không chấp hành đúng theo quy chế phối hợp và chỉ đạo của tỉnh trong điều tiết xả lũ phòng chống bão lũ.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, chủ nhà máy cần chấp hành nghiêm chỉnh quy chế phối hợp, quy định trong xả lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.

Trước 24 giờ ngày 14/10, yêu cầu nhà máy phải xả theo quy trình: 9 giờ, xả 500m3/s, tăng dần lưu lượng xả 200m3/s một lần, đạt 1.000m3/s, vào khoảng 13 giờ cùng ngày đảm bảo đạt cao trình 56m thì tăng thêm lượng xả. Trong quá trình xả phải thường xuyên báo cáo với Ban CHPCLB&TKCN tỉnh để theo dõi, có sự chỉ đạo điều tiết, xả lũ hợp lý nhằm tránh mực nước ở hạ du tăng đột biến.

Quân khu 4 cũng đã điều 200 cán bộ chiến sĩ vào bổ sung cho TT-Huế. Thiếu tướng Nguyễn Tân Cương, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 4 cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo cho Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, đặc biệt là TT- Huế và Quảng Trị sử dựng lực lượng dân quân nòng cốt ở địa phương của mình xuống hướng dẫn nhân dân di dời và chằng chống nhà cửa”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm