| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 21/01/2010 , 11:07 (GMT+7)

11:07 - 21/01/2010

Từ 2 chuyện “treo thưởng”

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa có thông báo sẽ “thưởng nóng” cho những ai phát hiện hoặc bắt được người vi phạm về hành vi dán quảng cáo, rao vặt. Mức thưởng được thông báo là 300.000 đồng mỗi lần cho những người phát hiện và 500.000 đồng cho ai bắt được người vi phạm.

Cũng là một chuyện “treo thưởng” khác, lãnh đạo TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, thông báo sẽ trọng thưởng người bắt được cá dữ tấn công hàng loạt người tắm biển, đồng thời tăng cường tuần tra bờ biển, chuẩn bị lập trạm cứu hộ bãi tắm. Trước đó, khách tắm biển Quy Nhơn đoạn từ Công viên thiếu nhi đến gần khu danh thắng quốc gia Ghành Ráng đã bị cá cắn bị thương đến phải nhập viện. Bãi biển vắng hẳn người tắm.

Dư luận đặt câu hỏi về hai câu chuyện “treo thưởng” trên. Xét cho cùng, treo thưởng chính là cách khuyến khích người ta làm việc tốt. Nhưng hai đối tượng bị “săn đuổi” lại hoàn toàn khác nhau. Việc thưởng của lãnh đạo TP Quy Nhơn là nhắm vào con vật, thủ phạm tấn công du khách tắm biển. Điều này dư luận cho là hết sức bình thường.

Trở lại câu chuyện treo thưởng của quận Hoàn Kiếm, việc sử dụng biện pháp mạnh để xóa bỏ quảng cáo “bẩn” là việc rất nên làm nhất là trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhưng không phải sử dụng biện pháp mạnh bằng mọi cách. Dư luận đặt dấu hỏi, thông báo mức thưởng như vậy là đánh đố người khác rồi, vì thực tế có nhìn thấy người ta dán quảng cáo thì người dân cũng không có thẩm quyền gì mà bắt giữ họ cả.

Một lý do đơn giản là  thường dân không có chức năng bắt giữ người khác vì hành vi trên là trái phép, vi phạm Bộ luật Hình sự. Cách này có vẻ không khả thi lắm. Hơn nữa, thường thì chủ của những tấm quảng cáo, rao vặt ấy không bao giờ trực tiếp đi dán, mà họ chỉ thuê sinh viên, lao động thủ công thôi, nên muốn bắt thì phải bắt người thuê dán quảng cáo ấy. Xem ra, để hạn chế quảng cáo “bẩn”, Hà Nội vẫn bí.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm