| Hotline: 0983.970.780

Tứ giác Long Xuyên đánh thức ĐBSCL

Thứ Sáu 28/12/2012 , 11:53 (GMT+7)

Sau hơn 20 năm được đầu tư khai thác, phát triển, Tứ giác Long Xuyên đã trở thành vùng trọng điểm SX lúa gạo lớn nhất khu vực ĐBSCL...

Sau hơn 20 năm được đầu tư khai thác, phát triển, Tứ giác Long Xuyên (TGLX) đã trở thành vùng trọng điểm SX lúa gạo lớn nhất khu vực ĐBSCL với tổng sản lượng đạt gần 5 triệu tấn/năm.

Vùng TGLX thuộc tỉnh Kiên Giang là một trong 4 vùng kinh tế của tỉnh (vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng và vùng đồi núi, hải đảo Phú Quốc - Kiên Hải), bao gồm thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, TP Rạch Giá và một phần của huyện Tân Hiệp, Châu Thành với tổng số 55 xã, phường, thị trấn.

Diện tích tự nhiên toàn vùng là 239.120 ha, chiếm 38,14% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, có điều kiện sinh thái rất đa dạng. TGLX đã trở thành vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, trong đó nông, lâm, thủy sản được xác định là thế mạnh.


Nông dân phơi lúa trên bờ kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5), một trong những tuyến kênh quan trọng giúp khai phá TGLX

Tuy nhiên, do hạn chế bởi đất đai bị phèn nặng, hàng năm bị ngập lũ, kết cấu hạ tầng yếu kém nên trong thời gian dài từ sau giải phóng đến năm 1987, diện tích đất hoang hóa còn rất lớn, 116.000 ha, SX kém phát triển, chủ yếu là 1 vụ lúa mùa năng suất thấp. Năm 1990, Chính phủ, UBND tỉnh tập trung đầu tư khai thác vùng TGLX một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên cho những khu vực có nhiều thuận lợi, đầu tư cho hiệu quả sớm.

Nhờ đó, những tiềm năng của vùng được khởi động và phát huy hiệu quả, nhất là SX lương thực, góp phần quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp toàn tỉnh. Năm 1996, Chính phủ quyết định đầu tư hệ thống thoát lũ ra biển Tây qua TGLX, nhiều kinh trục, cống ngăn mặn và hệ thống đê biển hoàn thành (hiện có 27 cống ngăn mặn ven biển) đưa vào sử dụng đã tạo nguồn cung cấp nước ngọt, ngăn mặn, phục vụ cải tạo đất đai, khai hoang SX và điều động bố trí lại dân cư; làm thay đổi cơ bản yếu tố tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội trong vùng.

Từ năm 1999 đến cuối năm 2005, thực hiện chính sách khuyến khích khai thác đất hoang vùng TGLX, tỉnh đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê 70.133 ha cho 5 dự án, 68 trang trại tư nhân và 18.420 hộ dân để SX.

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang nói: Nhờ khai thác hiệu quả vùng TGLX và các vùng kinh tế khác, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm (1991 - 1999), tổng sản lượng lương thực của tỉnh đã tăng gấp đôi, đạt mức hơn 2 triệu tấn. Từ năm 2000 đến nay, ngành nông nghiệp phát triển cả về lượng và chất, phần lớn các khâu SX đã được cơ giới hóa, nông dân trồng phổ biến các giống lúa cao sản, chất lượng cao phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Sản lượng lúa trong giai đoạn này tăng trung bình hàng năm khoảng 150.000 tấn, đến năm 2010 đạt xấp xỉ 3,5 triệu tấn, trong đó trên 70% là lúa chất lượng cao có giá trị xuất khẩu. Riêng năm 2012, diện tích gieo trồng lúa 727.076 ha, năng suất bình quân 5,79 tấn/ha, sản lượng trên 4,2 triệu tấn.

Bên cạnh cây lúa, TGLX còn có lợi thế về lâm nghiệp, cây nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi… Trong đó, điện tích cây mía 500 ha, cây khóm 691 ha, cây tiêu 84 ha. Chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển khá ổn định, đàn heo hiện đạt 73.461 con, đàn gia cầm đạt 445.550 con, đàn trâu 2.285 con, đàn bò 4.718 con. Diện tích rừng vùng TGLX là 22.895 ha, chiếm 26,6% diện tích rừng toàn tỉnh.

Hiện, các huyện nằm trong vùng TGLX của Kiên Giang như Kiên Lương, Giang Thành… được quy hoạch là vùng nuôi tôm công nghiệp chính của tỉnh. Đến nay, đã có nhiều Cty, doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm công nghiệp (tôm sú và thẻ chân trắng) tại khu vực này với quy mô lên đến hàng ngàn ha.

Nếu như năm 1990, diện tích nuôi tôm sú trong vùng chỉ có 109 ha được nuôi theo hình thức quảng canh là chính thì nay tăng lên 7.732 ha (số liệu năm 2011). Trong đó, diện tích tôm - lúa 1.065 ha, tôm quảng canh, quảng canh cải tiến 5.439 ha; tôm công nghiệp, bán công nghiệp 1.228 ha. Diện tích nuôi cá các loại 1.580 ha, thủy sản khác (sò, hến, cua biển) 2.294 ha. Tổng sản lượng đánh bắt, khai thác hải sản toàn vùng năm 2011 ước đạt 227.000 tấn.

Cũng theo ông Nhịn, thực hiện Quyết định 80/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng các đề án, quy hoạch tổ chức SX đối với một số cây, con chủ lực để SX ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đồng nhất về chủng loại, chất lượng, nâng cao hiệu quả và thu nhập của người nông dân, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp đầu tư, thu mua chế biến xuất khẩu.

TGLX là vùng đất rộng lớn, với tổng diện tích  hơn 470.000 ha, thuộc địa bàn các tỉnh tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, dân số khoảng 1,6 triệu người. Trước đây, phần lớn diện tích đất ở vùng TGLX là hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng không thể SX nông nghiệp. Do thiếu hệ thống thủy lợi nên việc SX ở đây gặp rất nhiều khó khăn, năng suất thấp, sản lượng lúa toàn vùng vào thời điểm đầu những năm 1980 chỉ khoảng 600.000 tấn/năm.

Để khai thác hết tiềm năng, lợi thế, nhất là tiềm năng đất đai, Chính phủ đã có nhiều dự án đầu tư vào vùng TGLX như đào kênh, mương để rửa phèn, thoát lũ ra biển Tây, kết hợp xây cống ngăn mặn; di dân cấp đất, hỗ trợ tài chính phát triển SX… nhờ đó hiệu quả SX tăng lên rõ rệt. Đến năm 2005, sản lượng lúa toàn vùng đạt hơn 3,45 triệu tấn. Năm 2012, do hệ thống thủy lợi phát triển nên sản lượng lúa đạt gần 5 triệu tấn, chiếm hơn 20% sản lượng lúa cả vùng ĐBSCL.

Cụ thể, đề án quy hoạch vùng SX lúa chất lượng cao xuất khẩu với quy mô 120.000 ha (2011 - 2015); dự án vùng nguyên liệu mía gắn với đầu tư, bao tiêu, chế biến với quy mô 6.000 ha (2011 - 2020); dự án nuôi tôm công nghiệp tập trung 2.000 ha… bước đầu đã đạt được một số kết quả.

Riêng về cây lúa, ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện các mô hình “cánh đồng mẫu lớn SX lúa theo hướng VietGAP” thông qua mô hình liên kết các doanh nghiệp đầu tư đầu vào (giống, phân bón, vật tư) và mời gọi các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để dần mở rộng diện tích SX lúa chất lượng cao có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong vùng quy hoạch.

Trong nuôi tôm, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn đều có nhà máy chế biến xuất khẩu để giải quyết đầu ra. Trong năm 2012, chế biến và xuất khẩu mặt hàng nông, thủy sản của tỉnh ước đạt 660 triệu USD tăng, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo với số lượng trên 950.000 tấn, giá trị kim ngạch 445 triệu USD; hàng thủy sản đông lạnh 31.700 tấn (tôm đông 3.500 tấn, mực đông 15.700 tấn, cá đông 5.000 tấn và hải sản đông khác 7.000 tấn) với giá trị kim ngạch 185 triệu USD.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt chẽ làm cho hiệu quả trong SX và tiêu thụ nông sản chưa cao. Vì vậy, việc tiêu thụ nông, thủy sản vẫn còn xảy ra tình trạng ứ đọng, không tiêu thụ kịp, nhất là trong vụ thu hoạch, giá cả xuống thấp gây thiệt hại cho nông dân.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm