| Hotline: 0983.970.780

Từ ‘Je suis Charlie’ đến 2.000 mạng người nơi ‘Je suis Africa’

Thứ Hai 26/01/2015 , 12:27 (GMT+7)

Cùng ngày với vụ thảm sát ở toà soạn báo Charlie Hebdo làm 12 người chết, cách đó gần 6000km, một vụ tấn công khủng bố kinh hoàng khác xảy ra ở làng Baga, Nigeria khiến gần 2.000 người thiệt mạng.

Cùng ngày với cuộc tấn công khủng bố vào toà soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, Pháp làm 12 người chết, gần 6000km về phía nam, một vụ tấn công khủng bố kinh hoàng khác xảy ra ở làng Baga, Nigeria khiến gần 2.000 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, phản ứng của thế giới trước hai sự kiện khủng bố trên sẽ khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Je suis Charlie

Cuộc tấn công vào toà soạn báo Charlie Hebdo là không thể biện minh.

Những kẻ tấn công không phải là người Hồi giáo chính nghĩa vì đạo Hồi dạy rằng 'nếu như ngươi lấy một mạng người mà không phải để tự vệ bản thân thì coi như ngươi đã giết cả nhân loại' (Al- Quran 5:32).

Đạo Hồi không cho phép sát nhân dưới bất kì hình thức nào. Chính vì thế, ngay sau khi cuộc tấn công khủng bố (mở đầu cho 3 ngày tồi tệ nhất của Paris - Tổng thống Pháp F.Hollande) cộng đồng thế giới đã có những phản ứng lên án mãnh mẽ.

Cộng đồng mạng và người biểu tình, rất nhiều trong số đó là người theo đạo Hồi, phát động biểu ngữ ‘JesuisCharlie’ có nghĩa là 'Tôi là Charlie' để ủng hộ các nạn nhân.

Cuộc tuần hành ở Paris sau đó thu hút hơn một triệu người tham gia cùng nhiều nguyên thủ khắp nơi trên thế giới biến nó thành cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử Paris.

Nhìn chung, thế giới đã thể hiện sự đồng lòng và quyết tâm chống chủ nghĩa khủng bố với nước Pháp.

Je suis Africa

Chắc hẳn chúng ta chưa quên Ebola, dịch bệnh nguy hiểm dù không lây qua không khí đã có lúc đe doạ đến an ninh thế giới hồi giữa năm 2014.

Các bản tin và báo chí đưa ra những con số thống kê khủng khiếp về dịch bệnh có lúc có tỉ lệ tử vong lên đến hơn 70% này.

Tuy nhiên, điều không phải ai cũng biết là không phải đến tháng 6, Ebola mới được biết đến như một mối đe doạ.

Ca nhiễm Ebola đầu tiên đuợc phát hiện ở Guinea vào cuối năm 2013, vào tháng 3/2014, Guinea đã tuyên bố dịch Ebola trên cả nước nhưng các bản tin đưa về Ebola vẫn rất hạn chế. Chỉ đến khi một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha chết vì nhiễm Ebola, cả thế giới hướng sự chú ý về Ebola.

Các nguyên thủ bình luận về sự nguy hiểm của nó, các gói cứu trợ trị giá hàng trăm triệu đô được gửi đến Tây Phi, Mĩ thậm chí còn điều quân đến các nước bị ảnh hưởng để trợ giúp.

Trở lại với vụ tấn công khủng bố ở làng Baga. 2.000 người chết, ngôi làng bị phá huỷ gần như hoàn toàn.

Không một tờ báo lớn nào đưa tin về vụ việc này.

Chắc chắn là các nguyên thủ quốc gia sẽ không xếp hàng để tuần hành ở Abuja để cho thế giới thấy họ đồng hành với người Nigeria.

Paris là trái tim của châu Âu, một cuộc tấn công khủng bố vào Paris sẽ khiến cho cả châu Âu có cảm giác mình là nạn nhân. Một cảm giác khủng bố đã ở rất gần một cách nguy hiểm mà có thể cảm nhận được ở London, Manchester, Rome hay Stockholm.

Đó có thể lí giải cho việc hầu hết các thành phố lớn ở châu Âu đã ngay lập tức tuần hành thể hiện sự đồng cảm với các nạn nhân.

Tuy nhiên, việc không có một bản tin lớn nào đưa tin về vụ việc ở Nigeria là một sự thật phũ phàng làm chúng ta phải suy nghĩ.

Đây không phải lần đầu tiên cùng một sự việc nhưng vị trí địa lí có tác động quan trọng đến phản ứng của thế giới về vụ việc đó.

Judith Butler, một nhà triết học và học thuyết giới tính đã dùng sự tương phản giữa cách mà chúng ta tưởng nhớ cái chết của người Mĩ trong cuộc chiến Afghanistan và cách mà chúng ta (không) 'ghi nhớ' cái chết của người Afghan trong cuộc chiến đó để tranh luận rằng 'bằng cách không ghi nhớ cái chết của người Afghan, chúng ta đã tạo ra một nghịch lí về sự tồn tại của họ, mạng sống của họ không đáng giá bằng mạng sống của chúng ta'.

Phải chăng việc chúng ta không đưa tin về Ebola hay vụ khủng bố ở Nigeria là cách mà chúng ta coi chúng ta, một cách nào đó, đáng giá hơn các nạn nhân châu Phi?

HUY ANH (từ Manchester)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm