| Hotline: 0983.970.780

Tục treo cờ cá chép của người Nhật

Thứ Ba 21/01/2014 , 10:14 (GMT+7)

Xin hỏi người Nhật Bản treo cờ cá chép vào ngày lễ nào trong năm?

* Xin hỏi người Nhật Bản treo cờ cá chép vào ngày lễ nào trong năm?

Phạm Mai Hoa, Nghi Lộc, Nghệ An

Cờ cá chép rỗng ruột có thể bay theo chiều gió có bán tại các siêu thị Nhật Bản, không chỉ tại Nhật mà còn tại nhiều nước trên thế giới. Tại Nhật Bản, ngày 5 tháng 5 là ngày dành cho trẻ em Nhật Bản, và cũng là một ngày lễ của quốc gia.

Đây cũng là ngày kỷ niệm sự lớn lên, khỏe mạnh và hạnh phúc của các bé trai. Những gia đình có bé trai thường treo cờ cá chép đầy màu sắc. Cờ cá chép này được gọi là koinobori  thường được treo ở phía trước cửa nhà của họ với hy vọng rằng các con của họ sẽ lớn lên khỏe mạnh.

Tại các gia đình Samurai  trong thời trung cổ được đánh dấu kỳ nghỉ bằng cờ chiến đã được treo trong các khu vườn tại các gia đình. Đây cũng là ý nghĩa như một thông báo của gia đình và rằng con trai của mình đã lớn lên khỏe mạnh và dũng cảm.

Trong thế kỷ 18 các thương nhân giàu có đã thay đổi cờ chiến bằng các cờ cá chép là một biểu tượng của một truyền thuyết Trung Quốc cổ đại nói đến một con cá chép đã bơi lên một thác nước và đã hóa thành một con rồng. Vì vậy koinobori đã được coi là một truyền thống  tại Nhật và đã trở thành một lễ hội quốc gia.

Họ thường treo cờ cá chép vào những ngày nắng, vì cờ cá chép thường được vẽ bằng giấy Nhật Bản nên trong những ngày mưa nó sẽ làm chảy các nét vẽ trên cờ cá chép, điều này cũng giống như cá chép bị chảy máu.

* Xin hỏi tiền giấy lần đầu tiên lưu hành tại Việt Nam từ thế kỷ nào?

Nguyễn Dương Hiền, Hưng Nguyên, Nghệ An

Thời nhà Hồ ở Việt Nam đã ban hành tiền giấy vào năm 1396. Sử cũ chỉ chép lại rằng: “Mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái năm thứ 9 (1396) (khi đó Hồ Quý Ly chưa cướp ngôi nhà Trần) bắt đầu phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”.

In xong, hạ lệnh cho người đem tiền đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy tiền giấy 1 quan 2 tiền. Ai làm giả phải tội chết, tịch thu điền sản vào Nhà nước. Cấm hẳn tiền đồng không được chứa và tiêu riêng.

Không hiểu khi đó Hồ Quý Ly lấy ý tưởng độc đáo này ở đâu vì trước đó không có tiền lệ lịch sử ở đâu làm điều tương tự. Chính sách này của Hồ Quý Ly là nhằm mục đích thu thập kim loại làm vũ khí phục vụ chiến tranh. Cách phát hành tiền là đổi hoàn toàn tiền cũ lấy tiền mới, và đã thấy ngay sự không hợp lý của chính sách này.

Đó là sự vi phạm quy luật phù hợp giữa hình thức và nội dung. Sự ra đời của tiền giấy đâu có dễ dàng, đâu phải cứ ban hành một điều luật bắt buộc mà được. Sự ra đời tiền giấy phải có những tiền đề kinh tế của nó, phải trải qua những giai đoạn thai nghén trung gian để có được lòng tin của dân chúng, có cơ chế điều hành của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Và vì vậy, thực tế chính sách tiền giấy của Hồ Quý Ly đã hoàn toàn thất bại. Cùng với sự sụp đổ của nhà Hồ, tiền giấy cũng chấm dứt lưu hành. Năm 1429, ngay năm thứ hai sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã cho đúc tiền kim loại trở lại, nhân dân lại quay trở lại dùng tiền này.

Tiền giấy “Thông bảo hội sao” nhà Hồ ban hành như một bông hoa trái mùa nên nhanh chóng lụi tàn. Tuy nhiên chính sách tiền tệ của nhà Hồ là một bài học lịch sử đắt giá của đất nước.

* Vì sao thường xuyên tiếp xúc với amiăng lại có hại cho sức khỏe?

Nguyễn Tấn Lộc, Xuân Trường, Nam Định

Amiang là tên gọi chung của loại sợi khoáng silicat, được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là “không thể bị phá huỷ". Ngoài tên thương mại chung là amiang thì giữa hai nhóm serpentine và amphibole hoàn toàn có sự khác biệt về cấu trúc hoá học cũng như tính chất lý, hoá.

Nhóm amphibol khi vào phổi sẽ nằm lại rất lâu trong đó, gây ra các khối u, gây triệu chứng viêm. Sau một thời gian ủ bệnh, từ 10 – 20 năm, các khối u sẽ phát triển thành các bệnh về phổi và ung thư.

Việc tiếp xúc với amphibol dù với một hàm lượng rất nhỏ trong một thời gian ngắn cũng tiềm tàng khả năng gây ra các bệnh về phổi. Hiện nay, hầu hết các khu mỏ amphibol trên thế giới đã bị đóng cửa và sợi amiăng amphibol cũng bị cấm buôn bán vận chuyển...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất