| Hotline: 0983.970.780

Tưởng thánh thần như quan tham

Thứ Tư 16/02/2011 , 09:41 (GMT+7)

- Này, từ Tết đến giờ, ông đã đi lễ đền, chùa nào chưa?

- Chưa.

- Ơ, sao vậy. Mọi năm ông siêng năng mấy cái vụ lễ hội dân gian, đi lễ đền, chùa sau Tết lắm mà. Hay là trong người ông có bệnh nên không đi được?

- Tôi chẳng bệnh tật gì cả. Vẫn khỏe mạnh như thường.

- Hay là nhà ông có việc bận nên chưa đi được.

- Tôi cũng bận bịu gì hết.

- Lạ nhỉ. Hay là ông đã chán mấy cái lễ hội hay ngán việc đi lễ đền này, chùa nọ rồi.

- Lễ hội dân gian là tinh túy ông bà để lại. Đi lễ đền, chùa đầu năm là chuyện tâm linh. Làm sao dám chán được.

- Thôi không hỏi lòng vòng nữa. Vì sao đến giờ ông vẫn chưa đi lễ một đền, chùa nào?

- À, vì tôi thấy người ta sắm lễ vật đi cúng thần, Phật hoành tráng quá, mà mình chẳng thể làm theo được. Nên đâm ngại. Như tay hàng xóm nhà tôi ấy. Đi lễ Bà Chúa Kho thôi mà lão bỏ ra cả mấy chục triệu đồng để sắm sửa một mâm lễ rất hoành tráng, toàn thứ đắt tiền. Nhìn mâm lễ của lão, mình đã thấy choáng rồi, đâu còn dám nghĩ tới chuyện đi lễ Bà Chúa Kho nữa.

- Vậy à?

- Ừ. Một hàng xóm khác của tôi, là sếp lớn ở cơ quan nọ, ngày nào cũng đi lễ ở mấy đền chùa có tiếng là thiêng. Mà mâm lễ vợ chồng lão sắm sửa, mâm nào mâm nấy đều hoành tráng, cũng phải từ chục triệu trở lên đấy. Lão bảo phải làm mâm lễ lớn như vậy thì tháng thần mới thấy đẹp lòng mà phù hộ cho cái ghế của lão luôn vững và có thể đưa lão lên cái ghế mới cao hơn, nhiều bổng lộc hơn. Ông nghĩ coi, nhìn vợ chồng lão sắm sửa lễ vật đi cúng thần linh, tôi nào dám tới các đền chùa đó bằng mấy thứ lễ vật bình thường như mọi năm nữa.

- Ông ngại cái gì? Mình cứ lòng thành đi lễ thần linh là được rồi.

- Sao không ngại? Tôi sợ các thần quen nhận lễ vật ngày càng hậu hỹ của mấy ông bà nhà giàu, quen lối buôn thần bán thánh rồi, nên sẽ chẳng ngó ngàng gì tới cái lễ vật nghèo nàn và lòng thành của mình nữa.

- Vớ vẩn. Đã là thần thánh thì đâu cần đến mấy cái thứ lễ vật đó. Có vậy, mới được dân ta kính cẩn thờ cúng từ đời này sang đời khác chứ. Sao người ta không chịu hiểu bản chất của thánh thần, mà cứ đua nhau sắm lễ vật thật lớn, thật đắt tiền để để cúng theo kiểu hối lộ ấy nhỉ.

- Thì thường ngày, họ đã quen dùng tiền bạc, quà cáp đắt tiền để hối lộ, chạy chọt nhằm thu vén lợi ích cá nhân, để trúng mánh hay để thăng quan tiến chức rồi. Khi đến cúng thánh thần, họ chẳng thèm cầu phúc, cầu an, cầu cho trăm họ, cho đất nước, mà chỉ nhăm nhăm cầu lộc, cầu tiền bạc, cầu lên chức, thăng quan… Họ cũng nghĩ thần thánh cũng chịu ăn hối lộ như mấy vị quan tham, nên mới đua nhau sắm lễ vật như thế để lấy lòng thần thánh ấy mà.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất