| Hotline: 0983.970.780

Tuyên án với 22 bị cáo âm mưu lật đổ chính quyền

Thứ Hai 04/02/2013 , 14:35 (GMT+7)

Sáng 4/2, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên án 22 bị cáo của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do Phan Văn Thu cầm đầu.

Bị cáo Phan Văn Thu tại phiên tòa

Sau một tuần lễ xét xử sơ thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” sáng 4/2, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên án 22 bị cáo của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do Phan Văn Thu cầm đầu.

Chủ tọa phiên tòa ông Nguyễn Phí Đô đã nêu rõ hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong thời gian điều tra, xét xử các bị cáo đều khai báo thành khẩn và ăn năn hối cải hành vi phạm tội - hai tình tiết được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Phan Văn Thu còn có tên gọi khác là Trần Công (sinh năm 1948, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) nhận mức án tù chung thân.

21 bị cáo khác bị tuyên phạt từ 10 đến 17 năm tù giam; trong đó 6 bị cáo là người trú quán ngoài tỉnh gồm: Từ Thiện Lương (sinh năm 1950, trú phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), Trần Quân (sinh năm 1984, trú thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), Lê Đức Động (sinh năm 1983, trú xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế), Nguyễn Thái Bình (sinh năm 1986, trú xã Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), Lê Duy Lộc (sinh năm 1956 , trú thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), Lê Phúc (sinh năm 1951, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

15 bị cáo trú quán tại tỉnh Phú Yên gồm: Võ Thành Lê (sinh năm 1955), Nguyễn Kỳ Lạc (sinh năm 1951), Vương Tấn Sơn (sinh năm 1953), Võ Ngọc Cư (sinh năm 1951), Đoàn Đình Nam (sinh năm 1951), Võ Tiết (sinh năm 1952), Nguyễn Dinh (sinh năm 1968), Đoàn Văn Cư (sinh năm 1962), Phan Thanh Ý (sinh năm 1948), Đỗ Thị Hồng (sinh năm 1957), Trần Phi Dũng (sinh năm 1966), Lê Trọng Cư (sinh năm 1966), Phan Thanh Tường (sinh năm 1987), Tạ Khu (sinh năm 1947) và Lương Nhật Quang (sinh năm 1987).

Từ năm 2004 đến tháng 2/2012, Phan Văn Thu cùng với 21 đồng phạm đã thành lập tổ chức chính trị có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn.” Tiền thân của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” là tổ chức “Ân đàn đại đạo” cũng do Phan Văn Thu cầm đầu.

Tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” núp bóng doanh nghiệp là Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long, sau đổi tên là Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Long (thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Long, tỉnh Đắk Nông).

Chi nhánh này hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực Suối Lớn đèo Cả (thuộc địa bàn xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) trên cơ sở ký với Ban quản lý rừng đặc dụng đèo Cả “Hợp đồng khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng” và mua, sang nhượng đất một số hộ dân với tổng diện tích 48,1ha để xây dựng thành căn cứ địa làm trung tâm chỉ huy hoạt động.

Tổ chức này thành lập 12 ban, 26 pháp hội và 4 nhóm chưa đặt tên pháp hội ở các địa phương với 293 người tham gia. Ngoài ra, còn có một số Việt kiều đã đóng góp tiền bạc, của cải cho Hội đồng công luật công án Bia Sơn...

"Hội đồng công luật công án Bia Sơn" đã sáng tác, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, vu khống, nói xấu chế độ hiện tại, ca ngợi chủ thuyết công bản để tuyên truyền mê hoặc một bộ phận quần chúng nhân dân, dần dần loại bỏ tư tưởng cách mạng, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa ra khỏi đời sống xã hội, làm phai nhạt niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Hội đồng này cũng xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, cương lĩnh hành động để định hướng cho hoạt động của tổ chức, các pháp hội địa phương; dự kiến bộ máy chính quyền trung ương, địa phương, sắc phong 72 tướng lĩnh và thời gian hành động bắt đầu từ năm 2013 nhằm lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam, thành lập nhà nước Đại Nam Kinh Châu do Phan Văn Thu lãnh đạo cùng các đồng phạm.

Các đối tượng: Dương Phú Dũng, Lê Ngọc Huy, Lê Ngọc Phước Phùng, Nguyễn Việt Giáo, Nguyễn Đốc Huấn, Huỳnh Hùng, Lê Thiên Sách, Lê Hàng, Phạm Văn Cai, Huỳnh Đường, Trần Văn A, Trần Văn Bi, Võ Bụi, Nguyễn Thanh Quân, Lê Phụng Trung, Lê Thị Phượng tham gia tổ chức "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử nhận thấy các đối tượng này đã tự thú, tố giác tội phạm, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả trong việc phát hiện và điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án hoặc tham gia hoạt động có mức độ, một số đối tượng bệnh tật, già yếu... nên nên được miễn trách nhiệm hình sự mà xử lý bằng biện pháp khác.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm