| Hotline: 0983.970.780

Tuyển sinh ĐH - CĐ 2011: Nguy cơ đóng cửa nhiều ngành học

Thứ Tư 17/08/2011 , 11:17 (GMT+7)

Một số trường ĐH đã tuyên bố đóng cửa một số ngành học vì thiếu chỉ tiêu và ít thí sinh có nhu cầu đăng kí theo học NV2, NV3.

Học sinh ngày càng ít mặn mà với ngành Sư phạm và khối ngành Nông – Lâm - Ngư (Ảnh minh họa)

Một số trường ĐH đã tuyên bố đóng cửa một số ngành học vì thiếu chỉ tiêu và ít thí sinh có nhu cầu đăng kí theo học NV2, NV3. Đáng buồn hơn, khi điểm chuẩn quá thấp đều rơi vào các ngành sư phạm, khối Nông – Lâm – Ngư.

SAU NV3 LÀ… ĐÓNG CỬA NGÀNH HỌC 

Tuần qua, ĐH Đà Nẵng tuyên bố đóng cửa 2 ngành học là: Kinh tế chính trị và Thống kê – Tin học thuộc ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), lí do đưa ra là: không có thí sinh trúng tuyển. Giám đốc ĐH Đà Nẵng Trần Văn Nam cho biết: “Hai ngành học nói trên trong những năm gần đây đều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị và Thống kê - Tin học ra trường khó xin việc làm cũng tăng thêm trở ngại cho việc tuyển đầu vào. Chúng tôi đóng cửa 2 ngành học này trong năm 2011, và vẫn mở vào năm 2012, còn tương lai lâu dài thì vẫn phải chờ”. 

Tương tự ĐH Đà Nẵng, ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) cũng tuyên bố đóng cửa ngành học Tài chính – Ngân hàng trong năm học 2011. Đại diện Phòng Đào tạo, ĐH Phạm Văn Đồng cho biết: “Chúng tôi buộc phải bỏ ngành tài chính ngân hàng do chỉ có một thí sinh trúng tuyển, thí sinh đã trúng tuyển ngành học này sẽ được ưu tiên chọn một trong số năm ngành đào tạo còn lại của trường”. 

Không nhanh chóng bỏ cuộc ngay từ đầu nhưng các trường ĐH ngoài dân lập và các trường ĐH vùng cũng thấp thỏm trạng thái đóng cửa ngành học nếu như tín hiệu xét tuyển NV2 không mấy khả quan. Hầu hết các trường ĐH ngoài công lập còn rất nhiều chỉ tiêu cho tất cả các khối, ngành nhưng… rất ít thí sinh xét tuyển NV2. Đại diện ĐH Văn Hiến cho rằng: “Sau khi xét tuyển NV3, nếu vẫn chỉ vài thí sinh đăng kí thì buộc chúng tôi phải đóng cửa ngành học”. 

Phía các trường ĐH miền Tây luôn rơi vào tình trạng thiếu nguồn tuyển. Với thế mạnh về nông nghiệp nhưng nghịch lý là nhiều năm nay nhóm ngành nông nghiệp trong các trường ĐH ở đây luôn gặp cảnh tuyển sinh trầy trật. Năm nay, các ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của Trường ĐH An Giang mỗi ngành có chưa tới 10 thí sinh đến nhập học. Theo ông Trần Văn Thạnh - Trưởng phòng Khảo thí, Trường ĐH An Giang thì tối thiểu phải có 20 sinh viên/ngành mới có thể đào tạo. 

Các trường ĐH ngoài công lập phía Bắc như ĐH Đại Nam, Nguyễn Trãi, Dân lập Hải Phòng… đều nằm trong tâm trạng chờ đợi, đại diện ĐH Đại Nam cho rằng: “Tất cả đều phải chờ, sau khi xét tuyển NV3 kết thúc, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định”. 

SƯ PHẠM, NÔNG – LÂM – NGƯ ĐIỂM CHUẨN THẤP NHẤT

 Năm nay, các trường có điểm chuẩn cao nhất thuộc về khối Kinh tế, Y - Dược, ngược lại khối trường Sư phạm, Nông – Lâm – Ngư có điểm chuẩn thấp, thậm chí bằng điểm sàn, một số trường phải nâng trần điểm chuẩn, chấp nhận nguồn tuyển từ NV2 để lấy thêm các thí sinh chất lượng. 

Ở phía Bắc, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 lấy điểm chuẩn cao nhất là ngành Giáo dục Tiểu học: 18,5, còn lại các ngành sư phạm như Toán, Lý, Hoá, Sinh đều rơi vào 14 đến 15 điểm. ĐH Sư phạm Thái Nguyên có điểm chuẩn năm nay cao nhất vào trường chỉ là 17,5 điểm với ngành SP Văn - Địa, SP Ngữ văn là 16,5 điểm, SP Giáo dục tiểu học 16 điểm, SP Sinh - Hóa 15,5 điểm, SP Địa lý 15. Còn lại hầu hết các ngành SP khác như Vật lý, Hóa học, Tin học, Lịch sử, Tâm lý, Toán - Tin, Toán - Lý đều bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT là 13- 14 điểm. Thậm chí nhiều ngành học, trường xét tuyển NV2, mức điểm cũng chỉ bằng NV1. 

Tương tự là các đơn vị có truyền thống đào tào ngành sư phạm như ĐH Vinh, ĐH Huế, ĐH Sư phạm TP.HCM… cũng đưa ra điểm chuẩn trên sàn một tý và nhiều ngành học bằng điểm sàn của Bộ GD - ĐT. Các trường ĐH vùng như ĐH An Giang, Đà Lạt, Sư phạm Đồng Tháp… đều thiếu nguồn tuyển thí sinh vì thí sinh đạt điểm chuẩn quá thấp. ĐH An Giang còn nghĩ đến chuyện đóng cửa ngành học Sư phạm Toán nếu không đủ chỉ tiêu.

Năm trước, nhiều trường ĐH có khối ngành Nông – Lâm – Ngư đã xin Bộ GD-ĐT hạ điểm sàn nhưng không được chấp thuận, năm nay, “bi kịch” này đang lặp lại khi khối ngành này cũng có điểm thi quá thấp. ĐH Nông - Lâm Huế đưa ra điểm chuẩn cao nhất là 16 điểm cho Công nghệ thực phẩm (khối B), còn lại tất cả các khoa khác đều có điểm bằng sàn.

ĐH Cần Thơ cũng đưa ra điểm trúng tuyển bằng điểm sàn và điểm xét tuyển NV2 cũng bằng điểm sàn của cả 2 hệ ĐH và CĐ. ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng thông báo xét tuyển 1.200 chỉ tiêu hệ ĐH và 1.250 chỉ tiêu hệ CĐ với mức nhận hồ sơ bằng điểm sàn.

Phía Phòng Đào tạo, ĐH Nha Trang cho rằng: "Học sinh càng ngày càng không hứng thú với nông, lâm nghiệp, vì vậy, việc thiếu chỉ tiêu là điều chúng tôi đã lường trước được". Ở phía Bắc, các trường ĐH khối Nông – Lâm – Ngư phía Bắc như ĐH Nông nghiệp; ĐH Lâm nghiệp… cũng không thể tuyển đủ NV1, mà dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển NV2.

Đó là tình hình chung của các trường ĐH có khối – ngành này trong những mùa tuyển sinh gần đây.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm