| Hotline: 0983.970.780

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Nhiều trường mở ngành mới

Thứ Hai 06/02/2012 , 10:40 (GMT+7)

Nếu như năm 2011, nhiều trường ĐH, CĐ phải oằn mình tìm kiếm sinh viên để đủ chỉ tiêu thì năm 2012, bức tranh tuyển sinh đã khởi sắc.

* 3 trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh

Được học tập trong môi trường tốt luôn là mơ ước của sinh viên

Nếu như năm 2011, nhiều trường ĐH, CĐ phải oằn mình tìm kiếm sinh viên để đủ chỉ tiêu thì năm 2012, bức tranh tuyển sinh đã khởi sắc. Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, các trường đã đề xuất tuyển sinh chuyên ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội như ngành dược, bác sĩ, quản trị khách sạn, nhà hàng...

Nhìn nhận về bức tranh tuyển sinh, nhiều trường thừa nhận “kinh tế” không còn là ưu tiên hàng đầu khi xây dựng kế hoạch tuyển sinh. Mặc dù vẫn giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh (5.500 chỉ tiêu) nhằm ổn định chất lượng đào tạo nhưng ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2012 tổ chức tuyển sinh đào tạo thêm 2 ngành: Bác sĩ đa khoa- Dược học và chuyên ngành Vật lý điện hạt nhân.

Trao đổi với phóng viên, GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết: “Sau gần 2 năm chuẩn bị, trường đã xây dựng xong chương trình đào tạo, xây dựng được các điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng cho Khoa Y- Dược và sẽ chính thức đưa vào tuyển sinh trong năm nay với chỉ tiêu cụ thể: Ngành bác sĩ đa khoa tuyển 50 chỉ tiêu, chương trình đào tạo 6 năm; tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong cả nước, thi tuyển khối B. Ngành dược sĩ tuyển 50 chỉ tiêu, chương trình đào tạo 5 năm, thi tuyển khối A. Riêng với Vật lý điện hạt nhân, tất cả sinh viên theo học ngành này sẽ được trợ giúp học bổng".

Cũng theo GS Đức, vì là chương trình mới nên nhà trường sẽ áp dụng một số quy trình của các mô hình đào tạo chất lượng cao và đào tạo đạt chuẩn quốc tế của ĐHQGHN để hướng tới các sản phẩm đạt chuẩn quốc gia về y tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ngoài ra, yêu cầu ngoại ngữ chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo ĐH chuẩn của ĐHQGHN là trình độ B1 (tương đương với 4.0 IELTS) thì đối với 2 chương trình của Khoa Y - Dược, sinh viên sẽ được hỗ trợ để đạt trình độ B2 (tương đương với 5.0 IELTS).

Trường ĐH Khoa học tự nhiên- ĐHQG TP. HCM dự kiến tuyển sinh ngành mới là kỹ thuật hạt nhân theo khối A với nhiều chuyên ngành đào tạo như năng lượng và điện hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, vật lý y khoa. Tuy nhiên, năm nay trường chỉ tuyển 50 chỉ tiêu. Năm 2012, trường dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu và dự kiến một số ngành sẽ tuyển bổ sung khối A1 (toán, lý và ngoại ngữ). Hay như Trường ĐH Quốc tế cũng xin mở thêm ngành dược, tuyển sinh khối A, A1 và B với 50 chỉ tiêu; ngành kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro với 30 chỉ tiêu.

Trường ĐH Tài chính Marketing với hai khối A và D1 cũng dự kiến xin mở nhiều chuyên ngành mới ở các ngành quản trị khách sạn với các chuyên ngành quản trị khách sạn- nhà hàng, quản trị dịch vụ giải trí và du lịch lữ hành; ngành bất động sản gồm các chuyên ngành kinh doanh bất động sản, quản trị bất động sản…

Theo PGS.TS Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Mỏ- Địa chất, ngoài việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 300 sinh viên, trường cũng xin Bộ GD- ĐT cho mở thêm chuyên ngành mới là ngành hệ thống điện, xây dựng dân dụng, xây dựng hạ tầng cơ sở và ngành kỹ thuật môi trường. Với hệ CĐ, trường mở thêm chuyên ngành mới là công nghệ thông tin.

Bên cạnh một số trường đang hối hả xin thêm chỉ tiêu, thêm nhóm ngành đào tạo thì có nhiều trường vẫn “đủng đỉnh” bởi chỉ tiêu ổn định như năm ngoái nhất là vẫn giữ hình thức thi 3 chung. Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết tổng chỉ tiêu của trường năm nay cũng không thay đổi, hệ đại học 5.200, hệ cao đẳng 800. Còn Trường ĐH Lâm nghiệp về cơ bản giữ ổn định như năm trước, thi theo hình thức 3 chung. Nếu thí sinh không đủ điểm vào ĐH sẽ được đăng ký xét tuyển vào CĐ.

Liên quan đến kỳ thi tuyển sinh năm 2012, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm nay có nhiều thay đổi lớn có lợi cho thí sinh như sẽ bổ sung khối thi A1 với các môn toán, lý, ngoại ngữ và cho phép các trường tự công bố thông tin tuyển sinh về trường mình và tự chủ trong xét tuyển. Bộ sẽ không quy định các mốc thời gian tuyển sinh của từng đợt. Sau khi có kết quả thi, những thí sinh có điểm thi trên sàn sẽ được xét tuyển vào tất cả những trường có nhu cầu mà không bị khống chế bởi thời gian của từng đợt như trước đây.

Theo dự kiến của Bộ GD- ĐT kỳ thi tuyển sinh năm nay sẽ có 576.000 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu nhiều nhất là ngành kinh tế- tài chính- ngân hàng với 184.300 chỉ tiêu. Tiếp đến là ngành kỹ thuật công nghệ 172.800 chỉ tiêu; ngành sư phạm 54.600 chỉ tiêu; ngành khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn 51.800 chỉ tiêu; ngành nông lâm ngư 43.200 chỉ tiêu; ngành Y dược 40.300 chỉ tiêu và ngành nghệ thuật- thể dục thể thao 29.000 chỉ tiêu.

Đặc biệt, kỳ thi 2012 thí sinh không bị giới hạn về số lượng nguyện vọng mà được quyền cầm kết quả thi đến xét tuyển ở nhiều nơi, theo nhu cầu và phương thức xét tuyển của từng trường. 

Theo kiến nghị của Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng gửi trình Bộ trưởng, năm 2012 sẽ giảm 40% chỉ tiêu tuyển sinh đối với trường có tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu cao hơn 40 là Trường ĐH Chu Văn An, ĐH Đại Nam, ĐH Kinh tế- QTKD, ĐH Thái Nguyên, ĐH Cửu Long, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An. Giảm 50% chỉ tiêu tuyển sinh đối với trường ĐH Đông Đô, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu, ĐH Sài Gòn.

Đặc biệt, không giao chỉ tiêu tuyển sinh cho Trường ĐH Văn Hiến, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP. HCM và ĐH Tài chính- Marketting vì hiện nay tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu cao hơn 80. Cũng trong kiến nghị này, có 3 trường chưa xây dựng cơ sở vật chất theo cam kết là Trường ĐH Chu Văn An, ĐH Hòa Bình và ĐH Kinh tế tài chính TP. HCM. 3 trường chưa có đất là ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Đông Đô và ĐH Văn Hiến. Theo quy định, đến năm 2013 nếu chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất như cam kết thì sẽ bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất