| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú chim cút Tây Nam bộ

Thứ Sáu 28/05/2010 , 09:42 (GMT+7)

Dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, áp dụng KHKT trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và xã hội, đó là tính cách của ông Trần Nguyễn Hồ...

Dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, áp dụng KHKT trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và xã hội, đó là tính cách của ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại Nguyễn Hồ ở số 98/5, tổ 5, ấp Long Bình, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, chuyên sản xuất chuồng độc quyền kiểu dáng công nghiệp do chính ông sáng chế và cung cấp trứng cút lộn và trứng lạt cho thị trường. 

Tỷ phú chim cút Nguyễn Hồ (áo trắng)

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tìm gặp ông Lê Văn Minh, Phó chủ tịch Hội nông dân huyện Châu Thành, ông cho biết: Trang trại nuôi chim cút của ông Nguyễn Hồ, là một trang trại làm ăn rất hiệu quả, có quy mô lớn nhất nhì khu vực, trong quá trình nuôi, ông đã mày mò nghiên cứu, sáng chế độc quyền kiểu dáng chuồng nuôi chim cút công nghiệp. Từ sáng chế này, nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh đã thay đổi được cách làm ăn mới. Người chăn nuôi giảm được công chăm sóc, hạn chế thức ăn rơi vãi, tiết kiệm diện tích, tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Nguyễn Hồ kể: Năm 1998 ông gom tiền bạc đi mua được 2.000 con chim cút giống về nuôi thử, lúc đầu do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, chim cút bị hao hụt nhiều, chết nhiều, tỷ lệ đẻ trứng thấp. Ông lặn lội lên tỉnh Đồng Nai, tham quan các hộ nuôi trước, tìm kiếm thông tin trên sách báo về áp dụng cho đàn cút của gia đình, nhờ chăm sóc tốt đàn chim cút nhanh chóng được bình phục và phát triển tốt. Năm 2001 đàn chim cút của ông lên tới 20.000 con, đang làm ăn ngon trớn, tưởng mình đã thành công, nào ngờ năm 2002 – 2003 dịch cúm gia cầm tràn về. Đàn chim của ông tuy không bị dịch nặng nhưng cũng cùng chung một số phận là phải tiêu hủy hoàn toàn. Bao nhiêu tâm huyết, công sức, tiền bạc, chỉ trong một ngày đều tan thành mây khói. Không nản chí, đầu năm 2004 một lần nữa ông lại bàn bạc với vợ gom hết tiền bạc của nhà, vay mượn thêm của bạn bè, xây dựng lại chuồng trại, mua giống, tổ chức lại sản xuất.

Trở thành nhà sáng chế

Để tránh bớt rủi ro, cũng như công tác phòng dịch bệnh, ngay từ khâu con giống, chuồng trại và nguồn thức ăn được ông Hồ tính toán kỹ lưỡng. Trong suốt quá trình chăn nuôi ông  đã miệt mài nghiên cứu và đã sáng chế ra kiểu chuồng hoàn toàn mới bằng sắt, có nhiều ưu điểm nổi trội như: Gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích, làm vệ sinh dễ dàng, chuồng thoáng mát, có hệ thống nước uống tự động và đặc biệt hệ thống máng ăn hạn chế được sự rơi vãi của cám. Kiểu dáng chuồng rất phù hợp quy mô nuôi công nghiệp, có thể áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước. Sáng chế của ông đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận kiểu dáng chuồng nuôi công nghiệp năm 2009.

Ông Nguyễn Hồ cho hay: Về thức ăn rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của trang trại chăn nuôi. Chính vì vậy, ông tìm và liên kết ký hợp đồng trực tiếp với một số công ty sản xuất thức ăn gia cầm có uy tín trong nước. Thức ăn mang về được ông cân đối lại và bổ sung thêm một số vi lượng cần thiết khác, đặc biệt là chế phẩm sinh học ALL – ZYM.

Sử dụng ALL – ZYM trong thức ăn giúp cho chim cút hấp thu triệt để đạm, phòng chống tiêu chảy. Giúp môi trường chăn nuôi không có mùi, cải thiện môi trường, chim đẻ sai trứng. nhờ thực hiện nghiêm ngặt chế độ phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, đàn chim cút được chăm sóc tốt, dần dà trang trại của ông và vệ tinh phát triển đàn lên tới trên 200.000 con chim mái với 50 lò ấp trứng cút lộn công suất 15.000 trứng/lò. Hiện nay mỗi ngày trang trại xuất bán trên 200.000 trứng/ngày, bán với giá 300 đồng/quả, trứng chim sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường.

Phát triển vệ tinh

không chỉ ngừng tại đây, trong khi thị trường tiêu thụ trứng chim cút rất mạnh, ông Nguyễn Hồ bắt đầu tính đến chuyện xây dựng hệ thống vệ tinh. Ông Hồ kể: Lúc đầu cũng phải vận động khó khăn lắm mới có 1 – 2 người tham gia nuôi chim cút. Để khuyến khích bà con chăn nuôi ông đã đầu tư gần như 100% vốn, từ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chuồng trại, thức ăn, bao tiêu sản phẩm… Khi người chăn nuôi thấy hiệu quả thì tự họ giới thiệu cho nhau cùng nuôi. Hiện nay ông đã phát triển hệ thống vệ tinh lên tới 30 hộ với phương thức đầu tư chuồng, thức ăn, hướng dẫn qui trình chăm sóc, bao tiêu sản phẩm.

Từ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, nhiều hộ dân đã thoát nghèo trở nên khá và từ khá trở nên giàu, tới đây trang trại sẽ mở rộng diện tích chăn nuôi cũng như đầu tư trang thiết bị tân tiến hơn, khoa học cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu trứng trong thời gian tới.

Anh Hữu Lộc, trưởng ấp và cũng là một trong những vệ tinh nuôi chim cút có hiệu quả cho biết: Ông Nguyễn Hồ là người nuôi chim cút rất thành công, ông không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp nhiều hộ nông dân có cơ hội thoát nghèo. Bản thân tôi trước đây gia đình sống chủ yếu là nghề cấy lúa, làm vườn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi chuyển qua nuôi chim cút đẻ với tổng đàn 15.000 con, một tháng trừ chi phí cũng thu được 17 – 18 triệu đồng.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.