| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú đu đủ

Thứ Năm 10/10/2013 , 10:27 (GMT+7)

Anh Đỗ Phú Ngự ở ấp Trảng Lớn, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu hằng năm thu hàng tỷ đồng nhờ cây đu đủ...

Anh Đỗ Phú Ngự (ảnh) ở ấp Trảng Lớn, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu hằng năm thu hàng tỷ đồng nhờ cây đu đủ nhờ mạnh dạn chuyển đổi giống mới, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tăng năng suất, chất lượng cao…

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Đình Lương, Bí thư chi bộ ấp Trảng Lớn cho biết: “Anh Ngự là một nông dân rất cần cù chịu khó, năng động, người đầu tiên ở xã mang giống đu đủ mới về trồng và ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là một mô hình rất mới, chúng tôi cũng đang khuyến khích nhân rộng ở địa phương”.

Anh Ngự cho biết, quê anh ở Quảng Nam vào lập nghiệp. Lúc mới vào gia đình anh trồng bắp, củ mì, rồi lên Gia Lai mua đất trồng cà phê, làm được mấy năm do giá cả thất thường không ổn định dẫn tới thất bại. Làm hoài, kinh tế gia đình vẫn khó khăn, cái túng, cái thiếu vẫn đeo bám quanh năm.

Năm 2007, anh quay về xã Hắc Dịch thuê 5.000 m2 đất để trồng đu đủ. Lúc đầu anh trồng đu đủ thường, do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, cây chết gần hết, còn lại một số cây èo ọt, năng suất rất thấp.

Không nản chí, năm 2010 anh lặn lội về tỉnh Long An, đi tham quan ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ, thấy người dân ở đây trồng đu đủ rất tốt, cây nào cây nấy quả ra từ gốc tới ngọn. Hỏi thăm mới biết họ đang trồng giống đu đủ ruột vàng (Da Bông) năng suất rất cao, anh liền lân la học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng .

Sau khi đi tham quan thực tế, được học hỏi kỹ thuật, anh đã mua giống về trồng kín 5.000 m2. Nhờ chịu khó cần cù, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây đu đủ phát triển tốt. Cây mới cao 60 - 80 cm đã bắt đầu cho trái và đến ngày thứ 80 cũng là lúc cả vườn đu đủ chuyển sang màu vàng, báo hiệu vụ thu hoạch đầu tiên đã đến.

Ngày thu hoạch, cả xóm tới xem, ai cũng giật mình bất ngờ vì từ trước tới giờ người dân chỉ quen trồng cây mì, cây bắp, thu nhập rất thấp. Nay người dân trong ấp được tận mắt nhìn thấy những cây đu đủ trái như xếp từ gốc lên tới ngọn.

Bình quân mỗi cây có khoảng 70 - 150 trái. Vụ thu hoạch đu đủ năm ấy kết quả thu được ngoài sự mong đợi, vừa được mùa (90 tấn quả/5.000 m2), vừa trúng giá (7.000 - 14.000 đ/kg). Từ thành công ban đầu, anh đầu tư thêm diện tích, vừa mua, vừa thuê được 4 ha đất chuyên canh cây đu đủ.

Anh Ngự tâm sự: “Bản thân tôi là người trực tiếp trồng cây đu đủ cũng bất ngờ, huống chi người khác. Thấy được hiệu quả từ giống đu đủ này, nhiều người tới tham quan và hỏi mua giống. Thế là tôi trở thành “bà đỡ” đu đủ bất đắc dĩ!”.

Để chủ động cung cấp giống cho bà con và trang trại của gia đình, anh đã tự mày mò nghiên cứu, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Có thể nhân giống bằng 2 cách: Sau khi thu hoạch trái vụ thứ nhất, có thể biết cây nào phát triển tốt, sai trái, mẫu mã đẹp. Cây bắt đầu ra bông đợt thứ 2, bông chuẩn bị nở thì tiến hành bao bông (ngăn ngừa thụ phấn chéo).

Nhân giống theo cách này, chất lượng cây giống rất khỏe và có tính năng như cây mẹ, khi nào đậu trái non thì mở ra và đánh dấu những trái đó, chờ chín sẽ bổ ra lấy hạt để ương. 
Cách thứ 2, chọn trực tiếp trái chín ở những cây khỏe mạnh, sai trái, trái nằm giữa thân cây, bổ ra lấy hạt cho vào chậu nước, hạt nào nổi lên vớt bỏ, lấy hạt chìm rồi mang ươm vào bịch. Cây mọc khoảng 10 - 12 cm là mang ra trồng hoặc xuất bán được.

Anh Ngự cho hay, đặc điểm của giống đu đủ này khi chín ruột vàng, có vị ngọt đậm đà, ăn vừa giòn, vừa dai. Trái thon dài, trọng lượng trung bình từ 2 - 2,5 kg, chăm sóc tốt được 3kg/trái. Thời gian thu hoạch, từ khi trồng tới thu hoạch là 80 ngày (rút ngắn thời gian trồng so với các loại cây đu đủ khác từ 15 - 30 ngày), cây trồng được 2 năm phá bỏ, trồng xen canh các loại cây khác, sau đó trồng đu đủ lại.

Song song với việc hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc và nhân giống cây đu đủ, anh Ngự còn trú trọng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm điện, nước. Đặc biệt là ngày công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

Hiện mỗi ngày gia đình anh thu hoạch từ 5 - 6 tấn trái (một xe tải) cung cấp cho tỉnh Đồng Nai và chợ đầu mối TPHCM. Ngoài ra còn SX 70 - 80 thiên cây đu đủ giống ( mỗi thiên 1.000 cây) với giá bán 4.000 đ/cây. Chủ yếu bán giống cho tỉnh Đồng Nai, Phan Thiết, Bình Thuận…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm