| Hotline: 0983.970.780

UBND phường Phương Liệt bỏ qua chỉ đạo của Chính phủ?

Thứ Tư 26/05/2010 , 10:01 (GMT+7)

Theo đơn của bà Nguyễn Thị Thạch cùng với mẹ là cụ Nguyễn Thị Tửu (mẹ liệt sỹ), có hộ khẩu thường trú tại số 19 tổ 27 ngõ 40 Phương Liệt, phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân, Hà Nội), thì năm 1954, gia đình bà khai hoang một số diện tích đất (khoảng 1 mẫu Bắc bộ) ở khu vực gần đầu hồ Rùa cạnh sân bay Bạch Mai, gia đình bà đã đổ đất cấy lúa.

Năm 1984, gia đình bà xây dựng ngôi nhà cấp 4 diện tích hơn 100 mét vuông trên đất đó và ở từ đó đến nay. Nhiều thế hệ con cháu trong gia đình, anh em đã làm nhà và sinh sống ổn định. Hiện tại, có 30 hộ gia đình, trong đó có 5 gia đình liệt sỹ và  một Mẹ Việt Nam anh hùng, với trên 100 nhân khẩu đang sống ổn định trên mảnh đất này. Ngày 8/6/2004, UBND quận Thanh Xuân ban hành Quyết định 1729 thu hồi toàn bộ diện tích đất trên nhưng không giải quyết quyền lợi cho gia đình. Ngoài ra đơn còn có nội dung phản ánh cán bộ lãnh đạo phường Phương Liệt vi phạm pháp luật trong việc lập hồ sơ giả để xử lý vi phạm hành chính.

Sau khi nghiên cứu đơn và các tài liệu kèm theo, cũng như về địa phương tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: Khi UBND quận Thanh Xuân có Quyết định số 1729 ngày 8/9/2004 thu hồi 3.600 mét vuông đất gia đình bà Thạch đang sử dụng, bà Thạch khiếu nại. Ngày 17/3/2005, UBND quận Thanh Xuân có Quyết định số 337 giải quyết khiếu nại, bác đơn khiếu nại của bà. Bà Thạch không đồng ý và tiếp tục có đơn khiếu nại lên UBND TP. Hà Nội. UBND TP. Hà Nội đã giao cho Sở TN&MT Hà Nội kiểm tra, xem xét. Ngày 18/7/2005, Sở TN&MT Hà Nội có báo cáo gửi UBND TP. Hà Nội, trong đó nêu rõ “Gia đình bà Thạch sử dụng đất từ năm 1959 và xây dựng nhà cấp 4, ăn ở, sinh hoạt từ năm 1985 là tồn tại do quá trình lịch sử để lại…đề nghị UBND TP giao cho UBND quận Thanh Xuân xem xét giải quyết cho gia đình bà một diện tích đất ở để ổn định cuộc sống theo quy định của pháp luật”. Theo đề nghị của Cục I - Thanh tra Chính phủ - ngày 27/8/2009, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Thanh tra thành phố kiểm tra, xem xét khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thạch, báo cáo UBND TP để ra quyết định giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo.

Tuy nhiên, trong thời gian UBND TP còn đang xem xét khiếu nại của bà Thạch theo thẩm quyền, thì ngày 24/12/2009 UBND quận Thanh Xuân đã có văn bản số 170 về việc cưỡng chế các công trình xây dựng tại phía bắc hồ Rùa, yêu cầu các cơ quan chức năng của quận hoàn thiện các thủ tục để tổ chức cưỡng chế dỡ bỏ nhà của 30 hộ gia đình trước ngày 29/12/2009. Tiếp theo, ngày 8/4/2010, UBND phường Phương Liệt tiếp tục có thông báo thực hiện kế hoạch cưỡng chế tháo dỡ nhà của bà Thạch và những hộ dân nói trên.

Ngày 28/12/2009, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có văn bản đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo UBND TP Hà Nội khẩn trương xem xét, kiểm tra về nguồn gốc và quá trình sử dụng diện tích đất của gia đình bà Thạch, trước mắt tạm đình chỉ việc cưỡng chế khi cơ quan có thẩm quyền (là UBND TP Hà Nội) đang xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của công dân theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo.

Ngày 19/4/2010, Trụ sơ tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tiếp tục có báo cáo số 73 báo cáo Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng về trường hợp này. Ngày 7/5/2010, Phó Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 2960/VPCP-KNTC gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, yêu cầu chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra làm rõ nội dung khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thạch, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Nhưng, bất chấp sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng như của UBND TP. Hà Nội, 14 ngày sau khi có văn bản chỉ đạo nói trên, ngày 21/5/2010, Phó chủ tịch UBND phường Phương Liệt Nguyễn Lê Lâm vẫn ký thông báo về việc UBND phường sẽ cưỡng chế dỡ bỏ nhà bà Thạch cùng các hộ dân nói trên vào ngày 27/5/2010, và yêu cầu mọi người đúng ngày đó phải có mặt để “chấp hành lệnh cưỡng chế”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất