| Hotline: 0983.970.780

Úc cấm xuất khẩu gia súc sang Indonesia

Thứ Năm 09/06/2011 , 17:29 (GMT+7)

Tình trạng ngược đãi động vật tại Indonesia khiến Úc ban hành lệnh cấm xuất khẩu gia súc sang Indonesia.

Xôn xao dư luận

Từ cuối tháng 5/2011, dư luận Úc rất phẫn nộ khi chương trình Four Corners của Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc (ABC) phát những hình ảnh cho thấy sự đối xử tàn nhẫn đối với súc vật tại các lò mổ ở Indonesia. Các con vật bị đánh đập, móc mắt và cắt xẻo trước khi bị hành quyết. Theo phân tích của của tổ chức hoạt động vì động vật của Úc – RSPCA thì thậm chí một số con vật còn sống khi thân thể chúng bị mổ xẻ.

Đây không phải lần đầu tiên vấn đề này được đưa ra trước công luận. Vào đầu năm 2011, chính phủ Liên bang Úc đã có một bản báo cáo về việc giết mổ gia súc ở Indonesia và đưa ra một ví dụ một con bò bị đánh 18 lần vào cổ cho đến chết. Thêm vào đó, các con vật cũng bị cắt cổ tới bốn lần cho đến chết thay vì chỉ một lần theo khuyến cáo của Úc.

Những đoạn phim do một số nhà hoạt động vì động vật của tổ chức Animals Australia quay tại 11 lò mổ bất kì ở Indonesia rồi sau đó gửi đến cho chương trình Four Corners. Những lò mổ này vốn được biết đến rộng rãi trong ngành công nghiệp xuất khẩu thịt bò tại Úc và kể từ năm 2000, chúng đã được lắp các trang thiết bị cần thiết cùng với đội ngũ nhân công người Indonesia được đào tạo để quản lý gia súc nhập khẩu từ Úc.

Một tháng sau đó, các phóng viên của ABC đã đi sang Indonesia để quay cảnh động vật bị tra tấn và chịu nhiều đau đớn trước khi lên bàn mổ.

Theo ông Cameron Hall, Giám đốc điều hành của Tổ chức LiveCorp, những đoạn phim cho thấy phương pháp giết mổ của Indonesia là “không cần thiết” và “không thể chấp nhận được”.

Biết từ lâu nhưng không phát giác

Ông Hall cũng cho biết ngay sau khi xem những đoạn phim đó, LiveCorp đã hành động ngay lập tức và đã nhận được sự đồng thuận từ ngành công nghiệp nhập khẩu Indonesia trong việc ngừng nhập khẩu gia súc từ Úc.

Ông nói: “Chúng tôi phải hành động để đảm bảo rằng gia súc Úc sẽ không tiếp tục bị đối xử như vậy nữa trừ khi Indonesia áp dụng những tiêu chuẩn phù hợp vào việc giết mổ”.

Hiện nay, Tổ chức LiveCorp đang làm việc sát sao với các quan chức Indonesia và ngành công nghiệp nhập khẩu nước này để đảm bảo rằng gia súc sẽ được đối xử tốt hơn không chỉ ở Indonesia mà còn ở tất cả những thị trường khác.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc Úc cũng đưa ra một kế hoạch hành động, bao gồm việc cung cấp các trang thiết bị gây mê cho gia súc tại một số lò mổ ở Indonesia. Bản kế hoạch này cho biết cho đến năm 2015, Úc chỉ xuất khẩu gia súc sang những nước đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE) mặc dù trên thực tế, Indonesia đã là một trong số đó.

Mặc dù đã có những hành động tích cực để giải quyết vấn đề, tuy nhiên, tổ chức LiveCorp and và Meat and Livestock Australia (MLA) vẫn bị tổ chức hoạt động vì động vật của Úc (RSPCA) chỉ trích. RSPCA phơi bày việc ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc đều đã biết đến nạn tra tấn động vật tại các lò mổ ở Indonesia từ rất lâu nhưng lại không hề phát giác và chỉ hành động khi vụ việc đã bị đưa ra trước công luận như lần này.

Chỉ trích trên của RSPCA là hoàn toàn có cơ sở bởi chương trình Four Corners cũng cho biết trong vòng 14 tháng qua, các đại diện của ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc Úc đã sang Indonesia tới 6 lần nhưng không hề nêu ra vấn đề.

Được biết, trong hơn mười năm qua, ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc cũng như chính phủ Úc đã đầu tư hơn 4 triệu đô-la để giúp Indonesia cải thiện quy trình giết mổ cũng như sự đối xử đối với gia súc.

Phản ứng từ các chính phủ

Do sức ép từ phía dư luận, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc Joe Ludwig bày tỏ sự quan ngại về tình hình xuất khẩu gia súc của Úc và chỉ trích ngành công nghiệp này đã quá chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan.

Vì vậy, ông Ludwig đã ban hành lệnh cấm Úc cấm xuất khẩu gia súc sang Indonesia trong vòng sáu tháng cho đến khi Indonesia trang bị các thiết bị hỗ trợ giết mổ phù hợp nhằm chấm dứt tình trạng tra tấn động vật tại các lò mổ.

Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/6 sau khi 2.000 gia súc không được phép xuất cảng ở bang Tây Úc.

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Úc mạnh tay trong việc giải quyết vấn đề này. Vào năm 2006, Úc cũng từng ngừng xuất khẩu gia súc sang Ai Cập sau khi được xem một đoạn video dài 60 phút có cảnh gia súc bị tra tấn trước khi đem mổ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Julia Gillard lên tiếng kêu gọi MLA phối hợp với chính phủ trong việc chi trả đền bù cho các chủ trang trại chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, MLA đã từ chối yêu cầu này và cho biết lệnh cấm là do Bộ Nông nghiệp đưa ra và vì vậy, tổ chức này sẽ không liên quan đến việc đền bù.

Phản ứng lại với lệnh cấm của chính phủ Úc, Indonesia cho biết đây có thể là một hành động phân biệt đối xử và nước này sẽ làm việc với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề đó.

Hiện tại Indonesia cũng đang tích cực tìm kiếm nguồn cung từ những nước khác như Nam Mỹ, Trung Á và New Zealand. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp David Carter cho biết New Zealand không cho phép gia súc của nước này bị tra tấn ở nước ngoài và vì vậy, sẽ không cho phép xuất khẩu gia súc sang Indonesia.

Thủ tướng Úc Julia Gillard đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Indonesia cho rằng lệnh cấm của Úc vi phạm luật của WTO.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Trong một bài phát biểu trước đây,Bộ trưởng Nông nghiệp Joe Ludwig cho biết ngành xuất khẩu gia súc có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền kinh tế Úc cũng như người nông dân ở nước này.

Đơn cử, Indonesia là thị trường nhập khẩu gia súc lớn nhất của Úc, chiếm 60% tổng số gia súc xuất khẩu và mang lại cho đất nước chuột túi hơn 300 triệu đô-la vào năm 2010. Kể từ khi hai nước bắt đầu quan hệ thương mại cách đây 20 năm, hàng năm, Úc xuất khẩu khoảng 300.000 gia súc sang 100 lò mổ ở Indonesia. Tính đến nay Úc đã xuất khẩu sang Indonesia hơn 6.5 triệu gia súc và ngành này chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Úc.

Tuy nhiên, lệnh cấm hiện nay đã khiến cho khoảng 15.000-20.000 con gia súc bị kẹt lại vì không được xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đau đầu tính liệu có nên tiếp tục bán chúng sang các nước khác hay là bán ngược vào thị trường nội địa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thịt ra nước ngoài.

Theo ông Cameron Hall, Úc sẽ tiếp tục tìm kiếm các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Isarel. Tuy nhiên, những thị trường này đều nhỏ hơn Indonesia và Úc sẽ phải mất thời gian để thiết lập quan hệ. Hơn nữa, phần lớn các nước Châu Á hiện nay đều chủ yếu nhập khẩu thịt bò từ Mỹ. Vì vậy, tại một số thị thường như Nhật Bản và Hàn Quốc thì thịt bò Úc phải cạnh tranh rất khốc liệt với thịt bò Mỹ.

“Rõ ràng là lệnh cấm đã có tác động rất lớn đến nông dân và vấn đề việc làm ở khu vực Bắc Úc”, ông Hall nhận định.

Đối với những nông dân ở Bắc Úc thì lệnh cấm của chính phủ khiến họ hết sức lo lắng vì việc rất nhiều người bị mất việc làm, thậm chí là phá sản.

Về phía Indonesia, hiện tại quốc gia này đang tìm kiếm nguồn cung từ những nước khác như Nam Mỹ, Trung Á và New Zealand nhằm đối phó lại với lệnh cấm của chính phủ Úc.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp New Zealand David Carter cho biết New Zealand không cho phép gia súc của nước này bị tra tấn ở nước ngoài và vì vậy, sẽ không đồng ý xuất khẩu gia súc sang Indonesia.

(Theo ABC)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.