| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó thông tin sai lệch thị trường lúa gạo

Thứ Sáu 13/09/2013 , 09:50 (GMT+7)

Thị trường lúa gạo trong nước đang phải chịu sức ép từ những thông tin thị trường thế giới. Theo chuyên gia Nguyễn Đình Bích, mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng các thông tin này đã gây hoang mang cho nông dân và doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến giá lúa...

Thị trường lúa gạo trong nước đang phải chịu sức ép từ những thông tin thị trường thế giới. Theo chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo Nguyễn Đình Bích (ảnh), mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng các thông tin này đã gây hoang mang cho nông dân và doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến giá lúa... 

Chỉ một vài thông tin đưa ra đã có thể gây nhiễu loạn thị trường trong nước, có phải do các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở Việt Nam quá “nhạy cảm” không, thưa ông?

Theo tôi, việc các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nắm bắt thông tin thị trường là cần thiết, nắm bắt thông tin giúp chúng ta có thể điều tiết hoạt động kinh doanh, tạo thế chủ động đón trước thị trường.

Nhưng những thông tin về thị trường lúa gạo rất nhạy cảm, đòi hỏi phải có vai trò của các nhà quản lý. Không thể đưa ra những thông tin nếu chưa đủ sự tin cậy.

Vừa qua, thị trường gạo Việt Nam bị nhiễu loạn bởi thông tin: Thái Lan đại hạ giá gạo 100% loại B xuống 380 USD/tấn; Trung Quốc đồng ý thỏa thuận nhập khẩu của Thái Lan 1 triệu tấn gạo…

Đây là những thông tin chưa chính xác vì giá gạo 100% B giao dịch thực tế của Thái Lan cuối tháng 8/2013 là 435 USD/tấn.

 Còn việc Trung Quốc nói sẵn sàng mua 1 triệu tấn gạo của Thái Lan nhưng để đưa vào thị trường Trung Quốc cho được 1 triệu tấn gạo phải có một lộ trình dài bởi ngay cả hợp đồng cụ thể về việc mua bán hơn 260 ngàn tấn gạo đã được doanh nhân hai nước kí tại thời điểm này thì 5 tháng đầu năm mới thực hiện được có hơn 80 ngàn tấn…

Chính những thông tin sai lệch làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ hoang mang, nông dân thiệt hại. Chưa bàn đến việc những thông tin trên đưa ra với động cơ gì nhưng tôi nghĩ cần phải có kênh thông tin chính thống từ một cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn được tiếp cận với nguồn tin chính xác, đã qua kiểm chứng.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, tại sao chúng ta không thể tự điều tiết mà luôn phụ thuộc vào thị trường lúa gạo thế giới?

Ngay cả Thái Lan hai năm qua tích trữ 42 triệu tấn lúa và luôn chiếm tới 30% thị phần gạo thế giới nhưng cũng không thể điều tiết được thị trường. Năm 2011-2012, Thái Lan giảm từ 10,7 triệu tấn xuống còn 6,95 triệu tấn nhưng Ấn Độ lại tăng lên trên 10 triệu tấn.

Có thể nói nếu không có Ấn Độ thì thị trường thế giới sẽ sốt nóng do chính sách của Thái Lan nhưng điều ấy không xảy ra. Giá gạo thế giới vẫn đi xuống.

Mỗi lần giá gạo đi xuống như hiện nay, Chính phủ đều áp dụng chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo. Ông đánh giá hiệu quả của chính sách này như thế nào?

Chúng ta đã thực hiện chính sách tạm trữ được 17 năm và tôi tin rằng người nông dân đang được hưởng lợi. Đơn giản là nguyên lý cung – cầu, tạo được sức mua lớn thì đương nhiên giá nông sản sẽ phải nhích lên.

Nhưng thực tế hiện nay phần lớn lợi nhuận đều đọng lại ở khâu lưu thông hàng hóa và người nông dân vẫn luôn chịu thiệt thòi. Theo ông, làm thế nào để phân phối lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp?

Hiện nay, nhìn vào hệ thống phân phối cung cấp các yếu tố đầu vào ở nước ta qua quá nhiều tầng nấc đại lý, hệ thống thu mua nông sản cũng là một chuỗi dài những cò lúa, thương lái, chủ trành, chủ vựa, nhà xay xát rồi mới đến nhà xuất khẩu.

Hiện nhiều chủ thể tham gia kinh doanh nên lợi nhuận bị chia sẻ mà lợi nhuận càng mất nhiều trong khâu trung gian thì doanh nghiệp muốn có lợi càng phải ép giá xuống. Vậy nên người nông dân bị thiệt.

Để phân phối lại lợi ích cho người nông dân chúng ta không phải học đâu xa, cứ nhìn vào cách làm của Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang. Yếu tố đầu vào họ mua từ đầu nguồn bán cho người nông dân để triệt tiêu các yếu tố trung gian, đầu ra cũng làm trực tiếp với dân.

Vậy cần có chính sách gì để định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp khác làm theo mô hình của Cty CP BVTV An Giang, thưa ông?

Tôi cho rằng việc triển khai xây dựng các cánh đồng mẫu lớn trong thời gian qua cũng là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng bắt tay trực tiếp với người nông dân, loại bỏ các yếu tố trung gian, góp phần đem lại lợi ích nhiều hơn cho người trực tiếp lao động sản xuất.

Ngoài ra cũng có rất nhiều cách khác nhau, ví dụ như có thể áp điều kiện buộc DNXK lúa gạo phải tạo vùng nguyên liệu. Lúc ấy các doanh nghiệp sẽ phải tự thay đổi, bắt tay với dân và hình thành các liên kết 3 bên: DN cung ứng yếu tố đầu vào – nông dân – DNXK…

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

WinCommerce hướng đến mục tiêu 4.000 cửa hàng vào cuối 2024

Ngày 25/4/2024 tại TP.HCM, Công ty CP Tập đoàn Masan và hai công ty thành viên Masan Consumer, Masan MEATLife đồng tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024.

Bình luận mới nhất