| Hotline: 0983.970.780

Ứng xử vợ chồng

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:32 (GMT+7)

Một nhà văn đã phải thốt lên rằng: “Có một sự thực hiển nhiên nhất, nhưng lại ngược đời nhất, đó là chỉ có những người trong nhà thân cận nhất mới nói với ta những lời nhỏ mọn, tục tằn, cay độc nhất”.

Không ít người nghĩ rằng: Phép lịch sự là để giao tiếp với người ngoài, còn đối với vợ chồng sống với nhau cả đời, cần gì phải lịch sự nữa. Từ quan niệm như vậy, nên họ cư xử với nhau thô thiển, suồng sã và chính những cái đó đưa hạnh phúc đến sự tan vỡ.

Chưa bao giờ thấy ai đi tỏ tình lại nói “tôi yêu cô” và càng không thấy ai nói “tao yêu mày”. Ngay cả những người ở nhà toàn gọi vợ bằng “cô” hay bằng “bà” hay “mẹ nó” thì khi muốn tán tỉnh một cô nào đó vẫn xưng hô: “anh anh, em em” ngọt xớt. Ai cho rằng chỉ cần tình cảm thật còn ngôn ngữ chỉ là cái vỏ, muốn gọi thế nào cũng được là nhầm.

Ít có vợ chồng nhà ai đánh nhau mà còn xưng hô “anh, em” không? Lúc đó người ta thường xưng hô thô thiển. Một nhà văn đã phải thốt lên rằng: “Có một sự thực hiển nhiên nhất, nhưng lại ngược đời nhất, đó là chỉ có những người trong nhà thân cận nhất mới nói với ta những lời nhỏ mọn, tục tằn, cay độc nhất”.

Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng xưng hô với nhau như thế nào chẳng có quy định nào cụ thể cả. Có cặp vợ chồng thì gọi anh xưng em, ngược lại có những cặp lại xưng là “mình”, hay gọi là “ông xã, bà xã”, lại có những cặp thì xưng hô “cậu và tớ” cho thân mật. Đặc biệt ở một số vùng nông thôn, thỉnh thoảng có những người chồng xưng “mày, tao” với vợ. Có người vợ gọi chồng là “bố thằng cu”, hoặc tên con là Tèo thì gọi “bố thằng Tèo”, đôi khi gọi tắt là “bố” với “mẹ” nếu ở riêng không sống cùng cha mẹ…

Theo quan niệm của một số người lại cho rằng: Vợ chồng ăn ở với nhau thế nào mới là điều đáng quan tâm, chứ cái chuyện xưng hô quan trọng gì. Thật ra, xưng hô là một cách thể hiện tình cảm trong cuộc sống vợ chồng. Theo sự phát triển của xã hội và trình độ dân trí hiện nay thì vợ chồng xưng hô với nhau “anh, em” có lẽ là tình cảm và thân mật nhất.

 Có thể nói cách xưng hô giữa vợ chồng trong một gia đình thể hiện nếp văn hóa, tình cảm, mức độ hòa hợp trong đời sống hôn nhân. Qua cách xưng hô có thể thấy rõ sắc thái, tình cảm vợ chồng: Yêu thương, giận dỗi, bất hòa, hay xung đột. Có một điều kỳ lạ là hàng ngày chúng ta thường tỏ ra rất lịch sự với những người có khi cả đời chỉ gặp có một lần, còn người quan trọng với hạnh phúc của đời mình thì ta lại suồng sã, thậm chí cư xử không có nổi cái lịch sự tối thiểu. Phép lịch sự cần thiết cho hôn nhân cũng giống như dầu nhờn cần cho máy móc vậy.

Nhưng tại sao ta ít khi được nghe thấy những lời “cám ơn”, tiếng “xin lỗi” trong cuộc sống vợ chồng nhỉ? Có phải cuộc sống gia đình không cần những từ ngữ quan trọng đó? Trong khi chúng ta thường dạy con phải biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi đối với người khác. Điều này có thể xuất phát từ chỗ chúng ta thường cho rằng: Đã là vợ chồng, tất nhiên phải phục vụ nhau, nó như là trách nhiệm và nghĩa vụ, chẳng có gì phải cám ơn cả, nếu nghĩ như vậy thì thật đáng buồn.

Người vợ đi làm về, cứ tấm tắc khen: “Hôm nay gặp được người đàn ông tốt thế không biết”. Người chồng hỏi: “Anh ta giúp em việc gì ạ?”. Vợ kể: “Em ghé qua chợ mua thức ăn. Lúc về rơi mất chìa khóa xe, em tìm mãi không được, thấy em tỏ vẻ hoảng hốt anh ấy tìm giúp em, và còn dặn em lần sau nhớ cẩn thận hơn. May mà có anh ấy tìm giúp không thì em không biết tính sao? Đời có những người đàn ông tốt thật”. 

Chồng nghe xong tủi thân, vì nghĩ rằng mình làm cho vợ bao nhiêu việc mà chưa được vợ khen lấy một câu bao giờ. Trong khi người kia chỉ tìm giúp cái chìa khóa mà vợ đã khen lấy khen để. Chắc người vợ nghĩ là chồng thì phải giúp vợ, và người chồng cũng nghĩ đã là vợ thì phải phục vụ chồng, có gì mà phải cám ơn.

Thế là cái guồng máy vợ chồng chạy không có dầu nhờn, đến một ngày mọi cảm xúc bị cùn nhụt chỉ còn lại cái gọi là “nghĩa vụ” mà thôi, nên cỗ máy hạnh phúc cứ vận hành ọc ạch như thế thì cũng không có gì là lạ, và đến một lúc nào đó thì sự cố sẽ xảy ra.

Thật ra, sự thể hiện tình cảm yêu mến người khác là rất cần thiết trong cuộc sống. Những cử chỉ ngôn từ yêu thương không chỉ cần trong hôn nhân mà cả trong cách cư xử với mọi người. Một vòng tay siết chặt, một nụ hôn, mấy bông hoa và những câu “anh yêu em” không bao giờ là quá nhiều. Nó là cách thể hiện rằng, chúng ta quan tâm tới họ và chính vì vậy mà họ cũng rất cần chúng ta. 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất