| Hotline: 0983.970.780

Ure - Agrotain và phát thải khí nhà kính

Thứ Sáu 17/02/2017 , 07:10 (GMT+7)

Lâu nay, thuật ngữ hiệu ứng nhà kính, hay khí nhà kính được biết nhiều cùng với thuật ngữ biến đổi khí hậu. Thuật ngữ này dựa theo thực nghiệm rút ra từ nhiệt độ chênh lệch bên trong và ngoài nhà kính.

Nhà kính là loại nhà khí hậu nhân tạo sử dụng cho việc trồng cây phổ biến ở các nước có mùa đông lạnh giá. Khi có nhà kính, lớp kính bao quanh sẽ ngăn chặn khí lạnh lưu thông từ ngoài vào trong, lớp khí bên trong bị hấp nhiệt, làm cho nhiệt độ bên trong càng ấm lên, dù chưa cần có bộ cấp nhiệt thì cũng đã cao hơn mức nhiệt bên ngoài khá rõ.

Khi có ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì mức nhiệt chênh lệch bên trong và bên ngoài càng lớn. Sử dụng ưu thế này, các nước có mùa đông giá lạnh thường xây nhà kính, trang bị hệ thống chiếu sáng và hệ thống cấp nhiệt để trồng rau, màu, hoa trái cung cấp cho thị trường.

Nhờ vậy mà các nước ôn đới đã tự túc được phần lớn rau, quả tươi ngon trong cả mùa đông giá lạnh và mùa hè oi bức. Như vậy, thì bất cứ loại vật chất hay khí nào có khả năng giữ nhiệt lại rồi phát ra môi trường làm cho môi trường nóng lên đều được gọi là khí nhà kính.

Theo các nhà khí trượng thủy văn thì trong tự nhiên có các loại khí chính đóng góp vào hiệu ứng nhà kính. Đó là hơi nước đóng góp khoảng 36 - 70%, khí C02 đóng góp khoảng 9 - 26%. Cùng với C02 còn có khí metan ( CH4) đóng góp khoảng 4 - 9%, khí Ozon (03) đóng góp khoảng 3 - 7% và CFC (Chlorofluorocarbon) cũng góp phần khá quan trọng. Còn trong sản xuất nông nghiệp thì có 3 loại khí nhà kính được quan tâm nhất là C02: 45%, CH4: 44% và N20: 11%.

Khí C02 hay CH4 do nhiều nguyên nhân mà có, ví dụ, đốt rơm rạ hay cháy rừng phát sinh nhiều khí C02 và cả CH4. Bón phân tươi chưa ủ hoai, hay vùi rơm rạ tươi cũng sản sinh khá nhiều chất độc trong đó có C02 và CH4. Riêng khí N20 và CH4 thường được phát thải ra do quá trình sử dụng phân N không hợp lý.

Do cần phải áp dụng kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ liên tục nên dù số lượng ruộng đất dành cho sản xuất nông nghiệp ít ỏi nhưng lượng phân khoáng sử dụng thì ngày càng tăng. Chưa kể nguồn đạm ở các dạng phân khác thì riêng lượng phân đạm dạng Ure đã tiêu tốn đến 2,2 triệu tấn/năm.

Nếu hệ số sử dụng N tối đa chỉ đạt được 45 - 50%, hàng năm không kể thất thoát theo các con đường khác thì riêng số lượng N bị bốc hơi cũng chiếm đến 15 - 20% số lượng phân N còn lại, nghĩa là khoảng gần nửa triệu tấn Ure/năm. Đây là số lượng thất thoát khá lớn. Trong đó phần đóng góp cho phát thải khí nhà kính cũng rất đáng kể.

Trong bài này tác giả muốn sử dụng kết quả nghiên cứu của Nguyễn và Bộ cùng cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng phân Ure-Agrotain với phát thải khí nhà kính để đánh giá vai trò kép của Agrotain là vừa giúp giảm thiểu số lượng N sử dụng trong nông nghiệp, vừa giúp giảm thiểu số lượng phát thải khí nhà kính của chế phẩm này.

Thí nghiệm được bố trí trong 3 vụ: Vụ xuân, vụ mùa năm 2014 và vụ xuân năm 2015 trên nền đất phù sa tại xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu và trên đất phù sa nhiễm mặn thuộc nông trường Rạng đông, huyện Nghĩa hưng, Nam Định. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm là 20m2,mật độ cấy là 40 bụi/m2. Loại phân đạm sử dụng trong thí nghiệm là Đầu Trâu 46A+ (Golden- N).

Trong vụ đông xuân 2014 và 2015, nền đối chứng bón 110kg N, 60kg P205 và 80kg K20/ha, nền phân thí nghiệm dùng 83kg N, 60kg P205 và 80kg K20/ha. So với nền đối chứng, nền bón phân 46A+ giảm đi 25%N.

Trong vụ mùa, nền đối chứng bón 100kg N, 60kg P205 và 80kg K20. Nền thí nghiệm bón 75kg N, 60kg P205 và 80kg K20/ha (giảm 25% N). Chỉ tiêu theo dõi, ngoài năng suất và yếu tố năng suất, có 2 chỉ tiêu chính cần đo đếm là CH4 và N20. Mầu để phân tích 2 loại khí này lấy trong 2 vụ mùa năm 2014 và xuân năm 2015. Mỗi vụ, mẫu được lấy 5 đợt theo giai đoạn sinh trưởng.

Kết quả phân tích cho thấy: Đối với phát thải khí CH4 thì trong vụ mùa trên đất phù sa, bón đạm 46A+ có xu hướng giảm phát thải CH4, nhưng trên đất nhiễm mặn Rạng Đông thi có xu hướng tăng. Còn trong vụ đông xuân, trên đất phù sa, bón đạm vàng 46A+ có giảm CH4 khoảng 2,7%. Nhưng trên đất nhiễm mặn mức giảm CH4 nhiều hơn đến 31,4%.

Khi tính cường độ phát thải CH4 cho thấy lượng CH4 tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Từ đẻ nhánh đến làm đòng có lượng phát thải khí CH4 cao nhất (14 - 15mg/m2/giờ), sau đó giảm dần. So với công thức bón đạm vàng 46A+ thì công thức bón đạm trắng có cường độ phát thải khí CH4 cao nhất (1,8 lần so với nền bón đạm 46A+). 

Còn với N20 thì bón 46A+ trong cả 2 vụ mùa và đông xuân đều làm giảm phát thải khí N20 rõ rệt so với đạm trắng. Nhưng trong vụ mùa mức giảm nhiều hơn vụ đông xuân. Trên đất nhiễm mặn mức giảm nhiều hơn trên đất phù sa ngọt. Bón 46A+ lượng phát thải N20 giảm ngay từ đợt lấy mẫu đầu tiên. Đánh giá chung tác giả cho rằng bón 46A+ cho lúa so với bón đạm trắng không thấy có ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm phát thải khí CH4, nhưng làm giảm N20 có ý nghĩa.

Trong đó ở vụ mùa mức giảm cao hơn trong vụ xuân. Bón 46A+ làm giảm phát thải khí N20 là 21,4% trên phù sa ngọt và 27,8% trên đất phù sa nhiễm mặn. Từ đó tác giả cho rằng nếu lượng Ure bón cho lúa khoảng 1,7 triệu tấn/năm đều được bọc Agroatin thì lượng N20 có thể giảm 143 -252 ngàn tấn C02-e/năm.

Điều này rất có ý nghĩa khi hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Như vậy bón đạm vàng 46A+ vừa có tác dụng làm giảm phát thải khí nhà kính vừa giảm được lượng đạm tiêu tốn đến 25% mà năng suất lúa trong các vụ trên nền đất khác nhau vẫn tăng so với đối chứng từ 2,6 - 22,5% .Vai rò của Agrotain bọc cho đạm là như vậy đấy.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm