| Hotline: 0983.970.780

VAAS 'trình làng' hàng loạt tiến bộ kỹ thuật mới

Thứ Hai 04/12/2017 , 15:05 (GMT+7)

Hàng trăm tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trên cây trồng nông nghiệp mới, vừa được Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu tại hội thảo "TBKT trên cây trồng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó biến đổi khí hậu các tỉnh phía Bắc".

Liên kết các “mắt xích”

Theo TS Lê Quốc Thanh, PGĐ Viện Khoa học nông nghiệp VN, mỗi năm, các đơn vị trực thuộc VAAS có khoảng 20 giống cây trồng mới và 15 TBKT được Bộ NN-PTNT công nhận. Nhưng để chuyển giao thành công vào đời sống quả thực là bài toán khó. Một TBKT phải thoả mãn được hai yếu tố: Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng chuỗi liên kết giá trị.

09-37-57_vs2
TS Trần Văn Khởi (bìa trái) và PGS.TS Lê Quốc Thanh chủ trì hội thảo

“Chúng ta có đội ngũ khuyến nông mạnh, có đội ngũ nghiên cứu mạnh, nhưng chúng ta chưa thực sự gắn kết. Tái cơ cấu nền nông nghiệp và biến đổi khí hậu không có chỗ cho SX nhỏ lẻ, nhưng làm thế nào để nông dân SX trên cánh đồng của mình nhưng tạo ra giá trị lớn, thì vai trò của doanh nghiệp ở đâu, của nhà khoa học ở đâu, từng mắt xích trong chuỗi ấy phải được sắp xếp lại để phù hợp hơn với yếu cầu SX”.

Thời gian qua, rất nhiều TBKT đã ra đời từ đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Ví dụ, trước nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Viện Nghiên cứu rau quả đã tập trung nghiên cứu, lai tạo, SX và nhân giống nhiều loại hoa có giá trị kinh tế rất cao.

PGS.TS Đặng Văn Đông cho biết: Từ chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường nước ngoài, Việt Nam đã chủ động sản xuất được giống lan hồ điệp không thua kém gì Đài Loan và chất lượng cao hơn cả Trung Quốc (hoa nở bền hơn). Các mô hình SX cà chua trong nhà mái che năng suất lên tới 250 tấn/ha; mô hình SX dưa lưới (giống Hà Lan) công nghệ cao năng suất 45 tấn/ha... Ở Nam Định, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chuyển giao một mô hình sản xuất địa lan có diện tích 1.000m2, giá trị đầu tư 10 tỷ đồng nhưng thu về lợi nhuận rất lớn và hiệu quả bền vững.

TS Phạm Văn Dân, PGĐ phụ trách Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (thuộc VAAS) cho biết: Tính đến thời điểm này, VAAS đã có 233 giống cây trồng các loại được công nhận, trong đó có 83 giống quốc gia, 149 giống được công nhận SX thử và chuyển nhượng được 50 giống với giá trị cao, được ứng dụng đại trà trong SX. Viện đang nắm trong tay một “kho tàng” giống lúa đa dạng và phong phú, trong đó có những giống lúa cực ngắn ngày (TGST từ 80 – 85 ngày), những giống lúa chất lượng cao và cả những giống lúa “đặc chủng”, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu rét, chịu mặn, chịu hạn.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông đã thay đổi phương thức chuyển giao TBKT, từ chỗ “tự nghiên cứu, tự làm mô hình và bán sản phẩm” đã chuyển sang phương thức liên kết hợp tác với các doanh nghiệp cung dịch vụ vật tư nông nghiệp và bao tiêu đầu ra trong xây dựng mô hình khảo nghiệm và thương mại hoá sản phẩm. Đây là hướng đi rất tốt, là lối mở cho nghiên cứu khoa học đến được với nông dân.

Ngoài ra, VAAS còn cho ra đời các giống lạc thích ứng biến đổi khí hậu, ví dụ giống lạc chịu hạn, kháng bệnh mốc vàng sinh độc tố aflatoxin, giống quả hạt to phục vụ xuất khẩu... và rất nhiều giống cây trồng có đặc tính nông học vượt trội.
 

Vốn đầu vào của khuyến nông là TBKT

TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: “Nguồn vốn đầu vào của khuyến nông chính là TBKT”. Bởi vậy, bản thân người chuyển giao – cán bộ khuyến nông, phải tích cực nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ mới trong SXNN để tập huấn cho nông dân, thì mới thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người.

Ngoài khối viện nghiên cứu, thời gian tới, Trung tâm KNQG sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân SX giỏi để tập hợp toàn bộ TBKT mới, phổ biến cho hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở, qua đó góp phần lan toả những cách làm hay đến bà con.

Hiện viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đang tích cực ứng dụng các kỹ thuật tân tiến của thế giới để nghiên cứu, phát triển giống cây trồng. Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực, cây thực phẩm chia sẻ, viện đã làm chủ được các kỹ thuật để lai chuyển gen, khắc phục những hạn chế của giống lúa nền, từ đó tạo ra các giống cải tiến có ưu thế vượt trội. Chỉ khoảng 2 năm nữa thôi, viện sẽ cho “ra lò” giống lúa kháng đạo ôn, kháng bạc lá cực tốt. Nếu thành công, đây là sản phẩm rất ý nghĩa trong phát triển nền nông nghiệp nước nhà.

09-37-57_vs1
Nhiều sản phẩm tiến bộ kỹ thuật mới được quảng bá tại hội thảo

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm