| Hotline: 0983.970.780

"Vác rừng" xuống phố

Thứ Hai 08/02/2010 , 07:15 (GMT+7)

Những khách hàng đình đám hiện không chỉ còn tập trung ở Hà Nội. Năm nay, những cây đào giá trị nhất, cổ nhất, người Mù Căng Chải lái buôn đều đổ về hết Hải Phòng và Nam Định. Bởi theo họ, đây chính là hai tỉnh “ngốn” đào đá nhiều vào hàng nhất nhì miền Bắc với cây có khi leo giá tới cả trăm triệu đồng.

Sau những vạt đào rừng là những căn lều canh hoa giữa phố

Gã thương lái miền ngược tên Thắng nói tiếng Kinh còn chưa sõi thản nhiên “ngả” ngay ra vỉa hè đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội). Dù đã rất muốn đánh một giấc dài ngay đây nhưng gã vẫn chẳng quên ngó nghiêng canh đống gia sản “đào đá” mới được chuyển từ tận Mù Căng Chải về đêm qua.

Gã bảo, nghề này cực nhất là phải ăn đường ngủ chợ theo đúng nghĩa đen để vừa buôn, vừa trông đào rừng.

Nỗi niềm kẻ “vác rừng” xuống phố

Chưa đến Tết nhưng không khí tại các chợ đào rừng đã bắt đầu nóng lên trông thấy. Chỉ sau một đêm ngủ dậy, nhiều người dân sống bên cạnh đường Hoàng Minh Giám đã thấy mọc lên những vạt đào rừng lạ mắt.

Thắng vốn là một lái buôn từ tận Mù Căng Chải, Yên Bái. Năm nào cũng vậy, cứ đến độ 17 tháng Chạp, gã lại dắt díu cả gia đình ngược ngàn “săn” đào núi. Khi gom được chừng trăm cành, cả tiểu đội thương lái gia đình gã mới lên xe tải, về xuôi… dựng trại.

“Thông thường, công việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất không phải là bày đào mà là làm ‘nhà’ ở tạm trong mấy ngày về xuôi,” gã tâm sự.

Bởi vậy, ngay khi vừa chạm ngõ thủ đô, gã lại dáo dác tìm một khoảnh phẳng nhất, kín gió nhất, đông người lại qua nhất để chuẩn bị làm lều dã chiến. Cột “nhà” là 4 cây luồng gộc dựng xiên xẹo ngay trên nền đường, mái làm bằng bạt, nền là tấm chiếu trúc đã đen quánh lại và 3 chiếc chăn cũ sờn. Bốn bề thông thốc gió. Và 3 người miền ngược lúc này mới nghĩ đến chuyện dỡ đào, bày thế trận.

Gã bảo, chừng gần trăm gốc, cành đào đá gã kỳ công mang từ non cao Mù Căng Chải về là cả một gia sản lớn. Nó đã được quy đổi bằng một con trâu đang vào sức và số tiền lương thợ xây cuối năm của gã. Nhà trên Mù Căng Chải, gã có thể đi mà không khóa cửa, nhưng gã chẳng thể bỏ đào đá giữa Hà Nội mà không trông.

Bởi vậy, từ ngày về Hà Nội, nhịp sống của 3 người mạn ngược ấy bỗng dưng thay đổi. Đêm đêm, họ chia nhau ngủ theo ca, mỗi ca chừng 2 tiếng. Người thức lúc nào cũng đăm đăm nhìn vào những gốc, cành khẳng khiu dựng la liệt như sợ chỉ cần sểnh đi một chút chúng sẽ biến mất.

Ngay cả lúc đói, gã cũng không rời trận địa hoa. Gã rút điện thoại, bấm số gọi nhà hàng mang cơm đến tận nơi. Mọi nhu cầu sinh hoạt đều diễn ra ngay trong 3m2 lều tạm.

Cực nhất là những ngày mưa, do lán không có vách nên dù che chắn đủ kiểu, nước vẫn xiên ngang, hắt ướt hết chăn màn, quần áo. Nhưng lúc ấy, gã vẫn nghĩ đến trận địa hoa ngoài phố. Gã vùng dậy, gom hết ni lông che cho hoa bởi theo gã “để đào ngậm nụ, tránh nở bung điều quan trọng nhất là chưa cho đào ngậm nước vội”.

Hút một hơi thuốc lào đặc khói, Thắng thở dài: “Mỗi năm chỉ mươi ngày vào vụ. Người nào làm nghề lái đào đều sẵn sàng chịu khổ đợi Tết. Đến ngay cả những tay buôn người Hà Thành chính gốc cũng phải dựng lán, dựng lều canh hoa”.

Bởi vậy, những ngày giáp Tết này, những con đường lớn của Hà Nội đang dần dần biến thành những con đường hoa, rừng hoa, phố hoa. Nhưng lúc nào cũng thế, ẩn sâu trong rừng và phố ấy cũng là những túp lều xiêu vẹo làm nhiệm vụ canh xuân.

“Mấy năm sau không biết có còn đào để bán”

Suốt trong câu chuyện với chúng tôi, lái đào Thắng băn khoăn mãi một điều: Không biết các năm sau, có còn đào đá miền cao để bán.

“Mọi năm, đào Mù Căng Chải nói riêng và đào Yên Bái nói chung thường không được chuộng bằng đào Sapa, Mộc Châu vì hoa nhỏ, khó hãm. Không mấy người lên Mù Căng Chải mua về buôn. Nhưng năm nay, nhiều thương lái đã ‘đánh’ đào ngược từ đây lên Sapa, rồi mới xuất ngược về Hà Nội”, Thắng cho biết.

Theo gã, rừng đào Sapa đang cạn dần. Sức ép của người mua khiến cho những nương, đồi hoa Mù Căng Chải cũng phải căng mình ra phục vụ. Chưa năm nào đào Yên Bái lại bị “hạ” nhiều như năm nay. Cây rầm rập vượt đèo vào Sapa, rồi lại rầm rập theo xe xuôi về miền Bắc.

Thêm vào đó, những khách hàng đình đám hiện không chỉ còn tập trung ở Hà Nội. Năm nay, những cây đào giá trị nhất, cổ nhất, người Mù Căng Chải lái buôn đều đổ về hết Hải Phòng và Nam Định. Bởi theo họ, đây chính là hai tỉnh “ngốn” đào đá nhiều vào hàng nhất nhì miền Bắc với cây có khi leo giá tới cả trăm triệu đồng.

Để phục vụ nhu cầu ấy, rừng đào Tây Bắc lần lượt bị hạ. Và gã người sơn cước đang ngồi canh trận địa hoa ngay ngáy nỗi lo chừng dăm năm nữa không còn gì để bán.

Chỉ vào một cành đào cỡ lớn trong gia tài của mình, gã bảo: “Cành này đắt lắm giá cũng chỉ gần 2 triệu, còn những cành bé đang nằm kia chỉ khoảng 300 ngàn. Ăn nằm cả tháng ở vỉa hè này cũng chỉ mong Tết về đủ tiền dựng lại cái nhà cho đỡ dột và mua quần áo mới cho lũ trẻ nheo nhóc ở nhà”.

Ngồi giữa căn lều thông thống gió, gã ôm chặt lấy đứa con đang run lập cập, mắt vẫn không quên ngó đăm đăm ra ngoài. Trông gã buồn thiu, mặc phố phường đang lên đèn chờ Tết.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm