| Hotline: 0983.970.780

Vạch trần những chứng cứ giả dối của Trung Quốc

Thứ Ba 17/06/2014 , 07:58 (GMT+7)

Điều rất đáng lên án là ngoài những hoạt động sai trái ở Hoàng Sa, phía Trung Quốc còn đang cho xây dựng công trình kiên cố tại bãi Gạc Ma./ Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn cố tình giăng bẫy vu cáo Việt Nam

+ Trung Quốc dàn dựng chứng cứ vụng về vu cáo Việt Nam
+ Bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa
+ Phản đối Trung Quốc xây dựng công trình kiên cố ở bãi Gạc Ma


Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam trình bày video vạch trần trò ngụy tạo chứng cứ vụng về của Trung Quốc

Chiều 16/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế, công bố những bằng chứng đanh thép khẳng định chủ quyền của nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bác bỏ hoàn toàn luận điệu vu cáo của Trung Quốc.

Ngang ngược, ngạo mạn và vô nhân đạo

Mở đầu cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cho biết: “Trong hơn 40 ngày qua, bất chấp những thiện chí của Việt Nam, sự lên án của cộng đồng quốc tế, phía Trung Quốc tiếp tục duy trì trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Điều đáng lên án nhất là nước này đối xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam”.


 

Ông Bình cho biết thêm, Trung Quốc liên tục đưa luận điệu sai trái, vu khống Việt Nam về những căng thẳng hiện nay trên thực địa, cũng như nêu chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cụ thể trong ngày 8/6 và 9/6, Trung Quốc đề nghị Liên Hợp Quốc cho lưu hành tài liệu về cái gọi là: "Tác nghiệp của giàn khoan Hải Dương 981, sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc".

Theo ông Bình, điều rất đáng lên án là ngoài những hoạt động sai trái ở Hoàng Sa, phía Trung Quốc còn đang cho xây dựng công trình kiên cố tại bãi Gạc Ma và một số điểm đảo khác ở Trường Sa bị nước này chiếm đóng trái phép sau trận hải chiến năm 1988.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam lên tiếng xác nhận thông tin này, điều được nêu từ cách đây hơn 1 tuần trên báo chí Philippines. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng bác bỏ yêu cầu ngạo mạn của Bắc Kinh khi cho rằng Việt Nam phải rút lui khỏi toàn bộ 21 điểm đảo đang quản lý ở Trường Sa.

Việt Nam đã ba lần gửi công hàm tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và đại diện các nước và tổ chức quốc tế, thông báo rõ tình hình nghiêm trọng ở biển Đông. Đến nay Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và các kênh khác nhau, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho đàm phán. Trung Quốc bất chấp thiện chí của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế để tiếp tục những hành vi sai trái.
Hôm 11/6, Liên Hợp Quốc cho biết sẵn sàng làm trung gian hòa giải Việt Nam và Trung Quốc sau khi cả hai nước gửi công hàm về căng thẳng trên Biển Đông lên Tổng thư ký Ban Ki-moon.

Trước sự chứng kiến của đông đảo phóng viên trong và ngoài nước, các đại diện ngoại giao của nhiều nước có đại sứ quán ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã trình chiếu những chứng cứ đanh thép khẳng định chủ quyền của nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Liên quan những luận điệu vu cáo, bịp bợm xuất hiện dày đặc trên báo chí nhà nước Trung Quốc những ngày qua, ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định: “Điều này không có gì mới, Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài đó nhiều năm nay nhưng không mang lại kết quả”.

Theo các tài liệu lịch sử, Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, Trung Quốc chiếm phía đông Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó đã phản đối mạnh mẽ hành động này. Ba năm sau, Trung Quốc cho binh lính giả dạng ngư dân đổ bộ nhưng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan, bắt sống 80 “ngư dân” Trung Quốc.

Năm 1974, lợi dụng chiến tranh ở Việt Nam khi đó đang diễn biến phức tạp, Trung Quốc đã dùng vũ lực thôn tính Hoàng Sa sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng hòa.

“Dùng vũ lực thôn tính không thể đưa lại chủ quyền cho Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có dùng sức mạnh để chiếm đóng trái phép Hoàng Sa thì cũng không được công nhận trên thế giới”, ông Hải nói.

Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần thứ hai được đưa ra phân tích ở cuộc họp báo quốc tế. Theo đó, công thư này thực chất không hề đề cập gì đến vấn đề chủ quyền.

Ông Trần Duy Hải cho biết: “Hành động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó, thể hiện qua công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ủng hộ Trung Quốc mở rộng vùng lãnh hải từ 3 lên 12 hải lý theo đúng luật pháp quốc tế”.

Trò dàn dựng nực cười

Đông đảo phóng viên quốc tế có mặt trong cuộc họp báo đều lắc đầu khi được nghe thuật lại việc Trung Quốc lu loa rằng “Việt Nam hơn 1.500 lần đâm tàu Trung Quốc”.

Nhiều người trong số này từng tận mắt thấy tàu Trung Quốc “như chó căng xích lao về phía tàu Việt Nam”, nguyên văn cụm từ được hãng truyền thông uy tín Mỹ CNN tường thuật.


Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam bằng vòi rồng

Ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư thốt lên rằng “không thể hiểu Trung Quốc nghĩ gì” khi vu cáo chiếc tàu cá Việt Nam nhỏ bé lại đi húc vào tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều lần để tự chìm.

Ông Lê cho biết, báo chí Trung Quốc hết sức thâm hiểm khi nói rằng tàu Trung Quốc “đã cố gắng cứu giúp nhưng bị 30 tàu cá Việt Nam bao vây, ngăn cản”.

Trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức hôm 13/6 vừa qua, Bắc Kinh vu cho Việt Nam sử dụng người nhái, thả chướng ngại vật, lưới đánh cá cản đường tàu Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: “Thứ nhất, Việt Nam chưa bao giờ sử dụng lực lượng quân sự ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Thứ hai, Trung Quốc lợi dụng tàu cá Việt Nam ra đánh bắt rồi vây ép, xua đuổi, dùng vòi rồng bắn rơi lưới, thùng phuy xuống biển rồi nhặt lên làm bằng chứng”.

Thêm một “chứng cứ” nực cười được Trung Quốc tung ra vài ngày trước khi cho đăng tải clip với nội dung: tàu Kiểm ngư Việt Nam đâm tàu Hải cảnh Trung Quốc.

Đại diện Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư Việt Nam đều đặt ngược vấn đề: “Trên thế giới này làm gì có tàu nào dùng mạn tàu của mình để húc vào mũi tàu khác được?”.

Ông Hà Lê cho biết thêm, tính đến nay đã có 36 tàu công vụ Việt Nam bị hư hỏng, 15 kiểm ngư viên bị thương và 3 ngư dân bị thương nặng do tàu Trung Quốc tấn công.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất