| Hotline: 0983.970.780

Vài giả thuyết về hành động của ông Trump khi chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel

Thứ Sáu 15/12/2017 , 13:05 (GMT+7)

Nếu Liên hợp quốc, các nước Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu đều đã bày tỏ sự chống đối đối với ý định công nhận Jerusalem từ trước, vì sao Tổng thống Mỹ vẫn thực hiện?

10-22-13_trump-bbs
Với động thái công nhận Jerusalem, ông Trump (phải) đang ép ông Abbas phải nhượng bộ trước Israel? (Ảnh: New York Post)

Thông báo kế hoạch chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel về Jerusalem của ông Trump đã ngay lập tức gây ra tranh cãi. Các học giả và lãnh đạo chính trị nhiều quốc gia đã cảnh báo về các hỗn loạn xã hội và sự sụp đổ những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.
 

Toan tính thâm sâu hay một phút bốc đồng?

Chính vì thế, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: vì sao ông Trump lại hành động như vậy, toan tính đó thâm sâu đến đâu, hay thực chất chỉ là một phút bốc đồng của tân Tổng thống Mỹ, người chưa từng có kinh nghiệm chính trường? Cũng cần nhắc lại rằng ông Trump từng nói muốn đưa đến bước đột phá trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine. Nhưng chuyển sứ quán sẽ khiến Mỹ không còn vị thế của một nhà trung gian trong các cuộc đàm phán tương lai.

Trong khi đó, ông Trump đã từng nghe cảnh báo từ các nhà lãnh đạo châu Âu và khối Ảrập, Liên hợp quốc, thậm chí là cả quan chức ngoại giao Mỹ. Thông điệp rất rõ ràng: chuyển sứ quán sẽ phá bỏ chính sách nhất quán của Mỹ vài thập kỷ qua và châm ngòi cho bất ổn ở Trung Đông. Các nước từng cảnh báo về chuyện này gồm Jordan, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Ảrập Xêút, Ai Cập, Qatar, Palestine, Morocco, Kuwait, Đức, Iraq.

Thậm chí nhiều người dân Mỹ cũng phản đối ý tưởng này. Một cuộc thăm dò gần đây do Viện Brookings thực hiện cho thấy 63% dân Mỹ chống, 31% đồng ý với ông Trump.

Tờ Middle East Eye đã phỏng vấn một số chuyên gia về động cơ của Tổng thống Mỹ khi quyết định công nhận vùng đất thánh Jerusalem là thủ đô của Israel.

Theo Benny Avni, nhà bình luận thân Israel của báo New York Times, cuối cùng ông Trump đã hành động đúng theo những gì công chúng Mỹ mong muốn, những gì các nhà lập pháp Mỹ đã phê chuẩn mấy chục năm trước.

Năm 1955, Quốc hội lưỡng viện Mỹ thông qua luật yêu cầu chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem. Để sứ quán vẫn ở Tel Aviv như hiện nay, Tổng thống Mỹ phải ký “giấy từ chối” cứ 6 tháng/lần. Tháng 6 vừa rồi ông Trump đã phải thực hiện điều đó lần thứ nhất và trong tháng 12 này sẽ phải ký tiếp lần thứ hai.

“Việc dời sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem đã được đưa vào luật của Mỹ”, Avni nói. “Một số Tổng thống Mỹ sau khi hứa hẹn thực hiện (dời sứ quán) trong lúc vận động tranh cử, rồi sau này lại trì hoãn cứ mỗi 6 tháng”.

Tuy nhiên, có một thực tế là Jerusalem, hoặc ít nhất là khu tây thành phố, từ lâu đã là nơi đặt các cơ quan hành chính của Israel, có vai trò như một thủ đô.

Ông Avni cũng đặt nghi vấn với kết quả thăm dò ý kiến người Mỹ của Viện Brooking như đã đề cập. “Kết quả trưng cầu thực sự chính là kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ”, ông nói. Cử tri Mỹ luôn bầu cho các nghị sỹ hậu thuẫn các luật hỗ trợ Israel về mặt quân sự và ngoại giao.

Trái với ý kiến của Avni, Shibley Telhami, học giả tham gia thực hiện cuộc trưng cầu của Viện Brookings tin vào những con số thống kê. Dự liệu mà ông có cho thấy hầu hết các nghị sỹ đảng Dân chủ phản đối, còn nội bộ đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump chia rẽ về chuyện này, nửa phản đối, nửa còn lại ủng hộ. Nhưng ông Trump, theo học giả Telhami, vẫn có cử tri ủng hộ.

Trong số các tín đồ Thiên chúa theo phái Phúc âm, một trong những nhóm ủng hộ ông Trump, 53% ủng hộ, 40% phản đối, theo Telhami.

Và vẫn có những nhóm ủng hộ khác. Hồi tháng 3/2016, ông Trump hứa trước Ủy ban Công tác công chúng Mỹ - Israel, một nhóm vận động hành lang đầy quyền lực, rằng ông sẽ dời sứ quán Mỹ về “thủ đô vĩnh cửu của người Do Thái, Jerusalem”.

Việc này thậm chí có thể quy ra tiền. Tỷ phú ngành kinh doanh cờ bạc ở Las Vegas, Sheldon Adelson, người ủng hộ nhiều triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, được nói là đã rất tức giận khi cảm thấy Nhà trắng gần đây ít đưa ra các chính sách ủng hộ Israel.
 

Giả thuyết Palestine

Ông Trump không phải Tổng thống Mỹ duy nhất muốn tên tuổi mình gắn với những đột phá trong quan hệ Israel - khối Ảrập. Các đời tổng thống trước như Bill Clinton, Jimmy Carter và nhiều vị khác cũng đã có những nỗ lực cải thiện mối quan hệ này.

Nhưng kỹ thuật thương thảo của ông Trump, như đã được thể hiện trong cách thức đàm phán về các thỏa thuận thương mại và kỹ năng trong nghề kinh doanh bất động sản của ông, thường là dùng thế áp chế của một bên đầy quyền lực đối với đối tượng đàm phán để giành lấy những lợi thế.

Xét trong trường hợp công nhận Jerusalem cùng với hành động cắt giảm hỗ trợ tài chính từ Liên hợp quốc cho Palestine và đóng cửa văn phòng của Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) ở Washington, có thể là chuỗi hành động gây sức ép với Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas. Nhà phân tích Josh Ruebner, thuộc Chiến dịch Người Mỹ đấu tranh cho quyền của người Palestine, cho rằng đây là chiến thuật đe dọa và gây sức ép nhằm buộc người Palestine phải nhượng bộ, chấp nhận những đề xuất hòa bình mà ông Trump sẽ đưa ra vào năm tới.

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.