| Hotline: 0983.970.780

Vài suy nghĩ về SX lúa lai F1 tại Long An

Chủ Nhật 24/02/2013 , 18:02 (GMT+7)

Các tác giả viết tin và các cơ quan thông tin về nông nghiệp khi phát hiện những chuyên “lạ” nên trao đổi với cơ quan kỹ thuật chuyên ngành trước khi đăng tải để dư luận không hiểu sai một vấn đề bình thường thành một vấn đề nghiêm trọng.

Cách đây mấy ngày, khi mọi người trong gia đình đã ngồi vào bàn ăn tối, đứa con gái tôi công tác ở Hà Nội về hỏi: “Bố ơi, bố có biết giống Nhị ưu không?". Bệnh nghề nghiệp làm tôi giật mình, chắc lại có chuyện gì đây, nó làm chứng khoán liên quan gì đến giống má mà hỏi đến giống lúa lai.

>>> Cơ quan quản lý cần lên tiếng


Ruộng SX lúa lai F1

Tôi liền hỏi lại: "Sao con quan tâm đến chuyện ấy?". Con gái tôi trả lời: "Con thấy chuyện lạ nên mới hỏi bố". Tôi càng tò mò, chuyện lạ gì vậy? Con gái tôi lại hỏi: "Lúa cũng có lúa đực, lúa cái hả bố?" Đến lúc này thì trí tò mò của tôi càng bị kích động. Tôi liền hỏi: "Con lấy thông tin ở đâu đấy?". Con gái tôi trả lời: "Con xem trên mạng". Và ngay lập tức nó đưa điện thoại của nó cho tôi xem. Đọc bài viết trên một trang báo mạng từ chiếc điện thoại làm tôi suy nghĩ.

Ăn cơm xong về phòng làm việc mở máy tính ra đọc một vài bài nữa trên mạng về sự việc mà các báo nêu ra tôi cứ trăn trở mãi “chuyện này ai đúng, ai sai?”. Đến sáng hôm sau đọc bài “Cơ quan quản lý cần vào cuộc” của Trần Cao, trên Báo Nông nghiệp Việt Nam và nghe TS Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam về việc này tôi thấy đây là một chuyện có thật mà vẫn thấy bất ngờ.

Bất ngờ vì công nghệ SX lúa lai trên thế giới đã có đến hơn nửa thế kỷ và lúa lai cũng đã vào Việt Nam hơn 20 năm rồi. Năm 1991 tôi đã đọc tài liệu về lúa lai của Trung Quốc do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dịch và tài liệu của ông Trần Ngọc Trang mà Trần Cao đã trích dẫn trong bài viết của mình. Việt Nam cũng bắt đầu SX lúa lai F1 từ năm 1991-1992 với các tổ hợp Bác ưu.

Bất ngờ hơn nữa là chương trình lúa lai của Việt Nam đã được triển khai hơn 20 năm với rất nhiều đề tài khoa học, nhiều viện khoa học nông nghiệp, trường đại học nghiên cứu về lúa lai, đã có 2 nhà khoa học được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” vì thành tích xuất sắc nghiên cứu phát triển lúa lai đó là KS Trần Văn Cận ở Nam Định và PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Giống lúa lai TH3-3 của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm bán bản quyền tới 10 tỷ VNĐ, được bình chọn là sự kiện KH-CN thứ 3 mà việc Việt Nam phóng vệ tinh VINASAT1 là sự kiện thứ nhất trong 10 sự kiện KH-CN 1 năm. Rồi chương trình khuyến nông về lúa lai cũng như năm nào cũng có hội nghị về SX lúa lai F1; tại đồng bằng sông Cửu Long cũng đã có DNSX lúa lai F1 nhiều năm trước. Vậy mà bây giờ vẫn có người gọi SX lúa lai F1 là lúa lạ, “lúa đực, lúa cái”???

Tôi còn nhớ vụ mùa 2008 một số nơi nông dân cấy mạ già nên sau khi cấy được 20 ngày lúa Q5 và Khang dân đã trỗ. Ngay lập tức có bài đăng trên báo quy cho nhà cung cấp giống. Một ông Phó giám đốc Sở NN-PTNT đã nói ngay rằng, nếu có giống lúa ngắn ngày như vậy thì phải phong Anh hùng cho cái công ty ấy.

Nguyên nhân của việc này là: Vụ xuân 2008 miền Bắc bị rét đậm kéo dài nên lúa xuân bị chết phải gieo cấy lại dẫn đến thu hoạch lúa xuân chậm lại so vói trung bình nhiều năm từ 20 - 25 ngày làm cho thời vụ gieo cấy lúa mùa cũng phải lùi lại. Nhưng một số nơi nông dân vẫn gieo mạ như những năm trước nên đến tuổi mạ cấy thì chưa có ruộng vì lúa xuân chưa thu hoạch và mạ phải chờ ruộng gần tháng trời.

Do vậy khi cấy được 20 ngày dảnh cái đã trỗ. Nông dân thấy lạ, cán bộ kỹ thuật không giải thích được và cộng tác viên của báo viết bài đưa tin? Còn nhiều chuyện khác như “ăn bưởi bị ung thư vú”… làm cho ngành SX nông nghiệp nhiều phen khốn khổ…

Sự việc SX lúa lai F1 tại Long An tôi chưa được tiếp cận với đầy đủ thông tin nhưng qua báo chí đưa tin tôi mạo muội nêu mấy suy nghĩ của mình:

- Nếu đây là tổ hợp lai Nhị ưu 838 hay giống lúa lai nào đấy mà SX với quy mô 1,4 ha thì chưa phải là SX giống thương mại, chỉ nên xem như làm thí nghiệm để đánh giá sự thích nghi của tổ hợp lai F1 với điều kiện tự nhiên tại nơi thí nghiệm. Vì vậy khi xem xét việc này cũng nên xem xét theo khía cạnh nghiên cứu chứ không phải thương mại.

- Theo quy định hiện hành thì khi làm thí nghiệm hoặc khảo nghiệm giống mới tác giả cần thông báo cho cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương và báo cáo về Cục Trồng trọt những thông tin chính như tên giống, địa điểm và thời vụ…

- Việc thuê chuyên gia trong nghiên cứu khoa học là chuyện bình thường, nhưng phải báo cáo nhà chức trách về quản lý người nước ngoài.

- Việc thuê đất SX nông nghiệp đang được nhà nước khuyến khích nhưng khi thực hiện cũng phải thông báo cho chính quyền địa phương để được giúp đỡ. Sự việc nêu trên nếu tác giả thông báo cho chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương thì chắc không xảy ra sự kiện như báo chí đã đưa tin.

- Các tác giả viết tin và các cơ quan thông tin về nông nghiệp khi phát hiện những chuyên “lạ” nên trao đổi với cơ quan kỹ thuật chuyên ngành trước khi đăng tải để dư luận không hiểu sai một vấn đề bình thường thành một vấn đề nghiêm trọng.

- Công tác cập nhật thông tin KHKT và chuyển giao TBKT của ngành nông nghiệp và đặc biệt là cán bộ kỹ thuật cũng nên có quy định để luôn luôn đi trước, hướng dẫn dư luận chứ không lạc hậu với thực tiễn.

Từ những việc nêu trên thiết nghĩ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, các DN, cán cơ quan thông tin cần cập nhật thông tin về KH-CN, về quản lý nhà nước của những lĩnh vực liên quan để khi đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng không làm ảnh hưởng dư luận, tổ chức và cá nhân. Tổ chức và cá nhân khi triển khai tiến bộ kỹ thuật nên tôn trọng quy định của nhà nước, tôn trọng cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương để trách sự hiểu nhầm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm