| Hotline: 0983.970.780

Vai trò của MgO, SiO2, Bo đối với cây cà phê Tây Nguyên

Thứ Sáu 26/04/2013 , 10:35 (GMT+7)

Triệu chứng thiếu Mg trên cây cà phê là thịt lá chuyển sang màu vàng đồng nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh đậm.

ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp thức ăn, nước và các yếu tố khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chúng là hệ quả của sự tổng hợp nhiều yếu tố, từ hàm lượng các khoáng chất, các chất hữu cơ trong đất đến cấu tượng của đất và hệ sinh vật đất.

Đất có thể giảm độ phì nhiêu, không đáp ứng được khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho cậy gọi là đất bị thoái hóa. Đất bị thoái hóa có thể từ các nguyên nhân khách quan như xói mòn, rửa trôi, mất tán cây che phủ… hoặc cũng có thể do chủ quan của con người như đất bị nhiễm độc công nghiệp, do canh tác liên tục nhiều năm liền cùng một loại cây, do lạm dụng phân hóa học mà thiếu bổ sung chất hữu cơ, do để đất khô quá hay ướt quá.

Để giữ được độ phì nhiêu cho đất cần phải có chế độ canh tác hợp lý, phải bón bổ sung chất hữu cơ định kỳ, bón phân khoáng cân đối kể các nguyên tố đại lượng (N,P,K), các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, Si) và các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Zn, S, Bo, Mo, Mn…) và dẫn chống hạn, chống úng tốt.

Theo khuyến cáo của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, lượng phân hữu cơ truyền thống cần thiết cho cà phê có thể sử dụng lên tới 50 tấn/ha, định kỳ nên bón tối thiểu 3 năm/lần. Nếu không có phân hữu cơ truyền thống có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh bón 2 - 3 kg/gốc/lần/năm. Việc bón phân hữu cơ nên tiến hành ngay lần tưới đầu tiên, sau đó 20 ngày mới tưới lần 2 kết hợp với bón phân hóa học.

VAI TRÒ CỦA MgO, SiO2, Bo

MgO: Ma giê có vai trò lớn trong đời sống cây trồng vì là nhân của diệp lục tố, chiếm tới 20% tổng Mg có trong cây; ngoài ra Mg còn là tham gia vào cấu trúc ổn định và hoạt động của các Protein, enzym; ảnh hưởng đến việc hình thành và vận chuyển gluxit; có tác động tốt cho sự đẻ nhánh, ra hoa, tạo quả (nên Mg có nhiều trong phôi, cơ quan sinh sản; Mg giúp cho cây hút được nhiều lân hơn; tăng sức chống rét cho cây).

Trong đất hàm lượng Mg dao động từ 0,05 - 0,5% và phụ thuộc vào chất đất. Đất cát nghèo Mg hơn đất thịt, đất giàu hữu cơ. Không như Ca, Mg dễ bị rửa trôi (bình quân khoảng 10 - 30 kg MgO/ha).

Triệu chứng thiếu Mg trên cây cà phê là thịt lá chuyển sang màu vàng đồng nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh đậm.

SiO2: SiO2 trước đây được xếp vào nhóm vi lượng nhưng đang được đề nghị xếp vào trung lượng. Si có tác dụng làm cho vách tế bào chắc hơn nên hạn chế đổ ngã, hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh hại; giảm thiểu sự thoát hơi nước qua biểu bì nên có tác dụng tăng cường khả năng chống hạn; sự có mặt của Si cũng sẽ làm tăng khả năng hấp thu và sử dụng phân đạm.

Đặc biệt, trong đất SiO2 có khả năng kết hợp với các ion sắt, nhôm, Măng gan để tạo nên phức khó tan, qua đó giảm thiểu được tính độc do các ion này gây ra mà biểu hiện rõ nhất là trên đất nhiễm phèn.

Bo: Trên cây lấy hạt nói chung, trên cà phê nói riêng, tác dụng của Bo rất rõ nhất trong việc phân hóa mầm hoa, tăng cường sức sống cho hạt phấn, thúc đẩy quá trình thụ phấn, thụ tinh và đậu quả, hạn chế rụng quả non.

Nhu cầu của Bo ở cây 2 lá mầm cao hơn 1 lá mầm.

Trong đất Bo ở dạng a xít Boric, đất sét, đất thịt thường nghèo Bo.

BÓN PHÂN CHO CÀ PHÊ VÀ PHÂN BÓN GIÀU MgO, SiO2, Bo

Theo điều tra năm 2012 của TS Tôn Nữ Tuấn Nam, đất trồng cà phê Tây Nguyên đang có những biểu hiện thoái hóa rõ rệt, nhất là sự thiếu hụt của 2 nguyên tố trung lượng là Ca và Mg.

Thực nghiệm từ nhiều năm trước của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, để đạt năng suất 3 tấn cà phê nhân/ha thì ngoài phân hữu cơ, đất Tây Nguyên cần bón 450 kg urê + 650 kg lân supe + 400 đến 450 kg KCl (205 kg N + 105 kg P2O5 + 240 đến 270 kg K2O). Từ điểm cơ sở đó, nhà vườn muốn khai thác thêm năng suất cà phê thì cứ 1 tấn nhân cà phê tăng thêm phải bón thêm 150 kg urê + 100 kg lân supe + 120 đến 130 kg KCl.

Lượng phân trên được chia thành 4 lần bón, lần bón mùa khô tiến hành sau khi tưới lần 2 và sau bón phân hữu cơ 20 ngày, lần 2 vào đầu mùa mưa, lần 3 giữa mùa mưa và lần 4 cuối mùa mưa.

Tuy nhiên, hiện nay để chống suy thoái đất thì nhà vườn nên sử dụng phân NPK vì ngoài 3 nguyên tố đại lượng, đạm, lân, kali, nhà SX còn bổ sung vào phân nhiều chất trung vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Sản phẩm phân bón Đầu Trâu của nhà máy Đức Trọng (Lâm Đồng) SX NPK chuyên dùng cho cà phê 16-7-17+Si+Bo+TE và NPK 16-8-16+Bo+MgO+TE được nông dân trồng cà phê ở huyện CưM’ga tin tưởng vì hiệu quả thực tế mà chúng mang lại, nhất là chấm dứt hiện tượng năm được năm thất xảy ra phổ biến với các vườn cà phê ở đây.

Nếu sử dụng NPK Đầu trâu chuyên dùng cho cà phê của nhà máy Đức Trọng thì lượng sử dụng khoảng 2 - 2,2 tấn/ha sẽ cho năng suất 3 tấn/ha, nếu muốn năng suất 4 tấn/ha thì lượng bón phải tăng lên 2,7 - 2,9 tấn/ha.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm