| Hotline: 0983.970.780

Vai trò vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Thứ Năm 21/07/2011 , 10:00 (GMT+7)

Không chỉ là vựa lúa của cả nước, ĐBSCL còn là vùng trọng điểm về cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.

Không chỉ là vựa lúa của cả nước, ĐBSCL còn là vùng trọng điểm về cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu đã tạo cho ĐBSCL một lợi thế rất lớn để phát triển nền nông nghiệp đa cây, đa con. Trong đó cây lúa, cây ăn trái và con cá tra, tôm sú… là những mặt hàng nông sản XK vốn được coi là thế mạnh của vùng đất Chín Rồng hiện nay.

Cây lúa từ lâu đã được coi là cây trồng chủ lực của nông dân ĐBSCL. Hằng năm, diện tích gieo cấy lúa của nông dân Nam bộ khoảng 4,4 triệu ha, trong đó trên 93% là ở ĐBSCL. Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, với cơ cấu 4 vụ lúa trong năm gồm lúa đông xuân, hè thu, thu đông và lúa mùa, sản lượng lúa toàn vùng năm 2011 ước đạt 24,5 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm 2010. Sản lượng lúa tăng thêm chủ yếu là do tăng diện tích gieo sạ tại ĐBSCL.

Chỉ tính riêng hai vụ lúa đông xuân và hè thu, sản lượng lúa thu hoạch toàn vùng đã đạt xấp xỉ 20 triệu tấn. Năm 2011 cũng là năm đầu tiên Bộ NN-PTNT chủ trương mở rộng diện tích lúa thu đông ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 630.000 ha, tăng 100.000 ha so với cùng kỳ. Dự kiến tổng sản lượng lúa của vụ này là khoảng 2,9 - 3 triệu tấn. Còn vụ lúa mùa diện tích gieo sạ của các tỉnh ĐBSCL từ 400.000 – 450.000 ha, ước sản lượng đạt 1,6 triệu tấn.

Có hai yếu tố chính góp phần làm tăng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay là do diện tích sản xuất được mở rộng và trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng lên. Ngoài việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thời gian qua các tỉnh, thành ĐBSCL đã tập trung xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ nhu cầu XK. Các biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được nông dân áp dụng nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng lúa gạo.

 Không ít địa phương hiện đã xây dựng thành công vùng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, nhờ vậy đã góp phần nâng cao giá trị lúa hàng hóa. Bên cạnh đó, trong khâu thu hoạch và bảo quản cũng đã được đầu tư cơ giới hóa nên đã góp phần giảm thất thoát, nâng cao chất lượng lúa gạo.

Bên cạnh cây lúa, ĐBSCL còn là vựa trái cây với nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nội địa cũng như XK. Những loại trái cây của vùng đất này từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng, gắn liền với địa danh của từng địa phương như: sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre), vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp), bưởi Năm Roi Phú Hữu (Hậu Giang); cam mật Phong Điền (TP Cần Thơ)... Các loại trái cây này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn XK đi nhiều nước.

Theo số liệu thống kê, hiện toàn vùng ĐBSCL đang có trên 270.000 ha cây ăn trái, với sản lượng gần 3 triệu tấn/năm. TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam cho biết, ĐBSCL hiện có nhiều giống cây ăn trái đặc sản, không thua kém gì các giống cùng loại của các nước trong khu vực. Ngoài ra, trong vùng còn có những giống mang tính đặc hữu riêng có của vùng. Một ưu điểm khác của nhà vườn ĐBSCL là có thể cho cây ra trái vụ nghịch hoặc quanh năm. Trong khi đó, nhiều nơi trên thế giới chỉ có thể sản xuất được trái cây theo mùa.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, điều kiện sinh thái vùng ĐBSCL rất thích hợp cho việc hình thành và phát triển các vùng cây ăn trái hàng hóa, quy mô lớn. Trong đó, có nhiều mô hình trồng cây ăn trái đặc sản cho thu nhập cả trăm triệu đồng/ha/năm. Điển hình như tại Tiền Giang, mức thu nhập bình quân từ vườn cây ăn trái của nông dân hiện nay khoảng 80 - 100 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa. Riêng đối với các mô hình trồng cây đặc, nông dân có thể thu nhập lên đến 300 triệu đồng/ha.

Tương tự, tại Bến Tre thu nhập từ vườn dừa của nông dân cũng đạt mức trên 100 triệu đồng/ha/năm. Nếu trồng xen canh thêm ca cao thì hiệu quả kinh tế tăng thêm 20- 30 triệu đồng mỗi năm. Không chỉ mang lại lợi nhuận cho người trồng mà việc phát triển các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL còn giúp tạo ra công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động từ việc chăm sóc, thu hoạch, phân loại, chế biến và tiêu thụ trái cây với nguồn thu nhập ổn định.

Trong lĩnh vực thủy sản thì con cá tra và con tôm được coi là thế mạnh của ĐBSCL hiện nay. Trong đó, việc phát triển nhanh hệ thống nuôi, chế biến và XK cá tra được coi là một kỳ tích. Chỉ trong vòng 10 năm (2000 - 2010), kim ngạch XK cá tra tăng đã tăng từ 400 triệu USD lên 1,4 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm nay, giá XK cá tra liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng và đã vượt mốc 3 USD/kg, cao hơn so với giá trung bình của năm 2010 trên 1 USD. 

Về chế biến và XK tôm, theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), khả năng năm 2011 con tôm Việt Nam sẽ mang về kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD. Để đạt được điều này, các DN trong ngành tôm Việt Nam cần phải tập trung vào khâu liên kết trong sản xuất, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến. Đồng thời, có thể kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về kháng sinh, chất cấm… mà các nước NK đang đặt ra như một rào cản.

Hiện nay, thị trường XK tôm của Việt Nam chủ yếu tập trung vào 4 thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU và Hàn Quốc. Ngoài ra, thời gian gần đây còn có thêm thị trường Trung Quốc và nước này chủ yếu thiên về nhập tôm nguyên liệu mới qua sơ chế là chính.

Diễn đàn MDEC Cà Mau 2011 sẽ tập trung vào 3 nội dung chính sau:

- Hợp tác xây dựng dự thảo cơ chế, chính sách liên kết bao gồm liên kết nội vùng, trong đó nhấn mạnh vai trò của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và thành phố Cần Thơ.

- Liên kết vùng với các Bộ, ngành.

- Liên kết vùng với TP. TPHCM và liên kết "4 nhà" trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm tạo hành lang pháp lý cho liên kết vùng.

Diễn đàn MDEC là sáng kiến của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và được tổ chức hàng năm nhằm tăng tính hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất