| Hotline: 0983.970.780

Vẫn còn 968 em ở Kỳ Hà chưa được thực hiện quyền đi học của mình

Thứ Sáu 09/09/2016 , 09:31 (GMT+7)

Sau khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh thực hiện các biện pháp tuyên truyền, miễn giảm một phần kinh phí xây dựng năm học 2016 – 2017, đến ngày 7/9 đã có thêm 83/1.051 học sinh ở xã Kỳ Hà được phụ huynh cho con đến trường học tập.

Còn 968 học sinh chưa được đi học

Kỳ Hà là địa phương chịu ảnh hưởng lớn sau sự cố Formosa xả thải ra biển, vì lẽ đó hàng nghìn phụ huynh học sinh địa phương này đã không cho con em đến trường khai giảng năm học mới, yêu cầu chính quyền các cấp hỗ trợ học phí và các khoản đóng góp để giảm bớt khó khăn.

Mong muốn của người dân là điều dễ hiểu nhưng việc làm thiếu hiểu biết, suy nghĩ của các phụ huynh đã tước đi quyền lợi của chính con em mình, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tư tưởng của các em học sinh.

Ngày 25/8/2016 là ngày tựu trường của học sinh Kỳ Hà nhưng ở cả 3 cấp học thiếu vắng tới 1.253 em (mầm non Kỳ Hà có mặt 42/300 em; tiểu học Kỳ Hà có mặt 137/694; THCS Hà Hải có mặt 82/521 em).

Để chuẩn bị tốt cho “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, ngày 5/9, UBND thị xã Kỳ Anh đã ban hành văn bản về việc tổ chức tuyên truyền vận động học sinh đến trường theo kế hoạch năm học mới 2016-2017; Phòng GD-ĐT thị xã Kỳ Anh cũng ban hành kế hoạch tuyên truyền, vận động.

Tuy nhiên, đến ngày khai giảng số lượng học sinh đến trường vẫn rất hạn chế (chỉ tăng thêm 202 em so với ngày tựu trường 25/8) và đang còn 1.051 em học sinh chưa được đi học. “Mặc dù số lượng học sinh đến trường ít nhưng cả 3 cấp học vẫn tổ chức dạy và học theo chương trình”, ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Kỳ Anh nói.

20-59-38_3

 

Theo ông Sum, mặc dù rất buồn trước thực trạng phụ huynh ngăn cản con em đến trường nhưng sau giờ lên lớp ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo cùng chính quyền địa phương đã đến nhà từng em học sinh để vận động, khuyên nhủ phụ huynh tạo mọi điều kiện để cho con em đi học.

Đến ngày 7/9 đã có thêm 83 em được đến lớp, tuy nhiên vẫn còn 968 em chưa được thực hiện quyền đi học của mình.

Liên quan đến các khoản đóng nộp, ông Nguyễn Hữu Sum cho biết, hiện tại, không riêng gì học sinh ở xã Kỳ Hà mà tất cả học sinh trên địa bàn thị xã khi đi học đều chưa phải đóng nộp một khoản tiền nào.

 

Giảm một phần tiền xây dựng trường

Nguyên nhân dẫn đến việc hơn 1.000 học sinh xã Kỳ Hà (chủ yếu tập trung tại 3 thôn Bắc Hà, Tây Hà và Hải Hà) không được đến trường là do chính phụ huynh ở một số thôn ngăn cấm, cản trở nhằm gây sức ép đối với chính quyền trong việc thực hiện đền bù sau sự cố môi trường biển.

20-59-38_120-59-38_4Sau hơn 3 ngày khai giảng, gần 1.000 học sinh xã Kỳ Hà vẫn chưa được đến trường

 

Ngày 1/9, UBND thị xã Kỳ Anh đã có buổi đối thoại với người dân xã Kỳ Hà. Tại buổi đối thoại, bà con đề nghị lãnh đạo địa phương giải thích rõ về giải pháp giải quyết hậu quả môi trường ở Formosa và các vùng biển bị ảnh hưởng. Người dân còn muốn địa phương miễn, giảm các khoản đóng nộp cho con em ở vùng biển và chấn chỉnh vấn nạn dạy thêm, học thêm.

Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho hay, xã Kỳ Hà đã đề xuất xin miễn, giảm học phí cho học sinh; về phần tiền xây dựng, xã vẫn tổ chức thu nhưng giảm 1/3 so với năm học trước (trung bình mỗi em khoảng 300 ngàn đồng) và sẽ tổ chức thu giãn trong cả năm học để tạo điều kiện cho phụ huynh dễ dàng đóng góp.

Còn về phần miễn 100% học phí, thị xã đã trình xin ý kiến của UBND tỉnh, cơ bản nhận được đồng thuận và đang chờ HĐND tỉnh xem xét.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, nguyên nhân khiến phụ huynh ngăn cấm con đến trường học không chỉ dừng lại ở việc đòi miễn giảm các loại phí đóng nộp mà còn do một bộ phận cực đoan kích động, xúi giục người dân, gây sức ép, cấm đoán học sinh đến trường.

Chị Mai Thị Tin (thôn Bắc Hà) nói: “Cả làng không cho con đi học thì ai dám đi. Chừng nào họ đi thì các con của tôi mới đi theo học, nếu không sẽ bị đánh. Đi thì đi cả làng, không thì con em đều nghỉ học cả".

Gia đình chị Tin có 4 đứa con, 1 đứa chưa đến tuổi đi học còn 3 đứa học các lớp 3, 8, 9 nhưng đến nay các cháu đều đang phải ở nhà.

Trao đổi với PV về giải pháp sắp tới, ông Phan Duy Vĩnh cho biết, thị xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động với phương châm mưa dầm thấm lâu, cái gì chưa rõ làm cho người dân rõ, bằng mọi giá phải đưa được toàn bộ con em đến trường.

“Về góc độ văn hóa, đạo đức, thì dù khó khăn đến đâu, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ là phải đảm bảo cho con được đi học đầy đủ, thậm chí là nhịn ăn, nhịn mặc, đó là truyền thống tốt đẹp của người dân Hà Tĩnh mình. Không cớ gì mà ngăn cản con đến trường”, ông Vĩnh nói.

Cô Nguyễn Thủy Nhàn, giáo viên dạy môn Văn lớp 9, trường THCS Hà Hải buồn rầu: “Tôi đã nhiều lần đến tận nhà học sinh để động viên, vận động phụ huynh cho con đi học nhưng không được. Đến nhà, dân cứ nói các cô về đi, đừng xuống mà khổ, chừng nào cả làng cho con đi học thì chúng tôi mới cho con đến trường”.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm