| Hotline: 0983.970.780

Văn hóa nhường nhịn trong giao thông

Thứ Tư 22/06/2016 , 13:15 (GMT+7)

Vấn đề đi đường đơn giản là ý thức, nhường nhịn nhau trên đường, phải nghĩ cho người xung quanh và cho chính mình nữa, không hơn thua từng li từng tí với nhau, thì ắt giao thông nước nhà sẽ bớt phần ùn tắc.

Với nhịp sống hối hả hiện nay, người tham gia giao thông thường tranh thủ chạy xe nhanh, mạnh ai nấy chạy, đánh võng hay lạng lách. Vì vậy giao thông càng hỗn loạn mất trật tự, dẫn đến kẹt xe, tưởng nhanh thành ra chậm.

Nếu như mọi người đều ý thức kẻ trước người sau, ví như sắp hàng thì giao thông sẽ không ùn tắc, không kẹt xe. Đến ngã tư khi thấy đèn vàng, đáng lẽ mọi xe phải chạy chậm lại, để nhường cho phía bên kia đi qua, thì lại còn tăng ga vọt lên thật nhanh, ai cũng mang tâm lí đó ắt dẫn đến tai nạn.

Đi đường cũng cần xây dựng văn hóa nhường đường. Ví như nhường nhau ở những khúc cua, những ngã tư, hoặc từ trong hẻm đi ra phải quan sát nhường cho người đi đường chính qua trước, thì tránh được tai nạn đáng tiếc.

Đằng này mạnh ai nấy đi, không nhìn ngó chung quanh, từ đó dễ bị tai nạn. Còn có tình trạng xe nhỏ cứ ngang nhiên đi bừa, bắt xe lớn phải nhường đường, cho dù họ đi đúng luật, đến khi đụng nhau rồi lại đổ thừa bắt xe lớn đền.

Nhất là vào mùa mưa, thường xảy ra ùn tắc nhiều hơn, bởi ai cũng có tâm trạng chạy thật nhanh về nhà, để khỏi bị ngập, từ đó giao thông càng hỗn loạn. Cho nên cứ hễ mưa là chịu trận kẹt xe giữa đường, tới hay lui đều kẹt cứng giữa trời mưa tầm tã.

Trời mưa cũng cần nhường nhau nơi có những vũng nước đọng, xe lớn nên giảm tốc độ để nước khỏi bắn lên các phương tiện khác, điều này mang tính nhân văn, thương người. Xe máy cũng cần giảm ga khi gặp những cụ già hay trẻ em đi trên đường, tránh tạt nước bẩn làm ướt người khác.

Việc thường thấy nhất là những người đi xe máy hay nhổ nước bọt, hễ muốn nhổ là nhổ, không hề nhìn phía sau xem có ai không. Tôi đã từng bị nước bọt của người chạy trước phun ra trúng vào mặt, giờ nghĩ đến còn muốn ói! Hậm hực nhưng chả biết nói gì.

Hoặc như va quẹt nhau trong những lúc xe đông đúc, chỉ cần một lời xin lỗi thì mọi chuyện sẽ bình an, đừng kênh kiệu mà hành xử côn đồ, thậm chí giết nhau. Tất cả chỉ vì thiếu một lời xin lỗi, chuyện không đáng có.

Vấn đề đi đường đơn giản là ý thức, nhường nhịn nhau trên đường, phải nghĩ cho người xung quanh và cho chính mình nữa, không hơn thua từng li từng tí với nhau, thì ắt giao thông nước nhà sẽ bớt phần ùn tắc.

(TP. HCM)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm