| Hotline: 0983.970.780

Vào đà và chuyển biến

Thứ Tư 15/01/2014 , 10:13 (GMT+7)

Mới ra đời hơn nửa năm, nhưng chủ trương và đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã bước đầu tạo sự chuyển biến khá rõ nét cho bức tranh ngành trồng trọt vùng ĐBSH, tạo bước “vào đà” mạnh mẽ cho năm 2014 – năm cả ngành nông nghiệp nước ta bắt đầu triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Mới ra đời hơn nửa năm, nhưng chủ trương và đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã bước đầu tạo sự chuyển biến khá rõ nét cho bức tranh ngành trồng trọt vùng ĐBSH, tạo bước “vào đà” mạnh mẽ cho năm 2014 – năm cả ngành nông nghiệp nước ta bắt đầu triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhưng bên cạnh đó, tại Hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 và bàn các giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt vùng ĐBSH diễn ra hôm qua (14/1), nhiều ý kiến từ các địa phương cũng băn khoăn về những vấn đề nảy sinh trong giai đoạn bước đầu bắt tay vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực trồng trọt nói riêng.

Cây trồng có giá trị lên ngôi

Sự chuyển biến mang tính cụ thể hóa cho đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt thể hiện khá rõ nét ở vùng ĐBSH, khi đặc biệt từ vụ mùa và vụ đông năm 2013, cơ cấu cây trồng ở vùng này bắt đầu có sự thay đổi đáng kể theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích các cây trồng khác có giá trị hơn. Các chính sách, mô hình SX ở các địa phương cũng bắt đầu tập trung dồn nhiều hơn cho các đối tượng cây trồng có giá trị.

Theo tổng hợp của Cục Trồng trọt, diện tích lúa gieo trồng cả vùng ĐBSH năm 2013 chỉ còn khoảng 1 triệu 130 nghìn ha, giảm 8.200 ha so với năm 2012. Ngoài một số diện tích đất lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp, còn lại đã được chuyển đổi, đẩy diện tích các loại cây trồng có giá trị tăng lên đáng kể.

Cụ thể, diện tích ngô toàn vùng năm 2013 đã có dấu hiệu khôi phục khi tăng thêm khoảng 1.800 ha, tương đương sản lượng ngô tăng thêm khoảng 3.000 tấn. Diện tích rau đậu các loại tăng thêm 2.500 ha so với năm 2012, sản lượng tăng thêm khoảng 33 nghìn tấn. Diện tích hoa, cây cảnh ước đạt 13.340 ha, tăng hơn 900 ha so với năm 2012.

Trong khi đó đối với vụ đông 2013, theo báo cáo sơ bộ, tổng diện tích gieo trồng đạt 205,8 nghìn ha. Mặc dù không đạt kế hoạch, nhưng diện tích vụ đông đã tăng hơn 9.200 ha so với năm 2012 (Nam Định và Thái Bình tăng mạnh nhất)...

Tại nhiều địa phương, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình SX giá trị cao, theo hướng liên kết tiêu thụ gắn với công nghệ mới cũng đang nở rộ.


ĐBSH bắt đầu có sự chuyển dịch từ lúa sang các cây trồng có giá trị

Tại Ninh Bình, nhiều mô hình chuyển đổi từ đất hai vụ lúa – một vụ đông sang một vụ lúa – ba vụ rau (thay vụ lúa xuân bằng hai vụ rau) đã bước đầu khẳng định thành công, với giá trị SX tăng thêm từ 5-7 lần.

Tại Thái Bình, đã có hàng loạt các mô hình thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng ở các diện tích đất hai vụ lúa trước đây như: SX một vụ dưa hè giữa hai vụ lúa cho thu 55-65 triệu đồng/ha ở Vũ Thư; mô hình đậu xanh vụ hè thu tại Vũ Thư cho  77,5 triệu đồng/ha; mô hình trồng chuối nuôi cấy mô tại Hưng Hà đạt hơn 110 triệu đồng/ha; mô hình trồng ớt sau lúa mùa tái sinh (từ vụ xuân) cho thu thêm 17-20 triệu đồng/sào...

Tại Hải Dương, các vùng chuyên canh, luân canh rau màu như cà rốt, hành, cải bắp... truyền thống bắt đầu đi vào bài bản và tiếp tục mở rộng trên đất lúa, lên tới hàng nghìn ha/mô hình, hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần trồng lúa.

Năm 2013, nhiều tỉnh vùng ĐBSH cũng đã có sự chuyển hướng trong chính sách hỗ trợ SX trồng trọt, khi dành nhiều hơn cho các đối tượng cây trồng có giá trị thay vì dành cho cây lúa như trước đây.

Tại Vĩnh Phúc, tỉnh này hỗ trợ cho nhiều loại cây rau màu có giá trị như bí đỏ, bí xanh từ 5,4 – 6 triệu đồng/ha, cà chua 6 triệu đồng/ha, khoai tây 12,5 triệu đồng/ha, su su Tam Đảo 15 triệu đồng/ha, hỗ trợ thí điểm mô hình trồng rau công nghệ cao 200 triệu đồng/mô hình...

Tỉnh Thái Bình tập trung hàng loạt chính sách hỗ trợ cho cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển rau màu như hỗ trợ 50% giá máy làm đất lên luống khoai tây, 70% giá máy sấy, hỗ trợ 840 nghìn đồng/ha đối với rau màu vụ hè nhằm tăng diện tích rau màu vụ hè chuyển đổi từ đất lúa...

Tương tự, nhiều tỉnh như Nam Định, Hà Nam... cho biết sẽ dành nhiều chính sách hỗ trợ bằng tiền đối với các diện tích cây vụ đông trên đất 2 lúa, các mô hình liên kết SX cây hàng hóa từ nay đến năm 2015, đặc biệt đối với các loại cây rau màu bí, cà chua, khoai tây...

Tiêu thụ vẫn rối

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, giai đoạn khởi động của đề án tái cơ cấu trong ngành trồng trọt ở vùng ĐBSH cũng đã bước đầu nảy sinh vấn đề cần ngay giải pháp tháo gỡ, mà tiêu biểu là câu chuyện về tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh thay đổi cơ cấu SX.

Ông Trần Đình Toàn – Phó GĐ Sở NN-PTNT Ninh Bình ái ngại: Chủ trương chuyển đổi từ đất lúa vùng trũng kém hiệu quả sang thủy sản hoặc kết hợp lúa – cá thực tế Ninh Bình đã làm nhiều năm qua, bây giờ càng được đẩy mạnh. Thế nhưng giá 1 kg cá năm nay chỉ bằng 1 kg lúa, người nuôi cá chỉ hòa vốn là may.

“Nếu sắp tới, tỉnh nào cũng đồng loạt chuyển lúa vùng trũng sang thủy sản hay cá – lúa, mà tình hình tiêu thụ thế này thì không biết sẽ bán cá cho ai” – vị này lo lắng. Với việc chuyển đổi đất lúa sang rau màu, ông Toàn cho rằng thực tế không phải tỉnh nào cũng có thể chuyển được. Vì vậy, thực tế các tỉnh ĐBSH hiện tại cây lúa vẫn đang là cây trồng chủ lực, vì vậy việc tái cơ cấu cây trồng trước hết cần xác định tăng cao giá trị cho cây lúa bằng các giải pháp khác nhau.

“Bộ NN-PTNT cần có ngay một chỉ thị cụ thể xuống các tỉnh về việc tái cơ cấu trong ngành trồng trọt theo hướng tăng giá trị, gắn với KH-KT và tiêu thụ để các tỉnh có “cái gậy” trong việc lên kế hoạch và chính sách cụ thể hơn trong chuyển đổi”.

Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đại diện Sở NN-PTNT Hải Dương lo lắng cho biết, mặc dù SX rau của tỉnh này hiện đã hình thành các vùng SX hàng hóa lớn cỡ nhất miền Bắc, nhưng việc tiêu thụ vẫn đang dựa chủ yếu vào tư thương xoay xở. Vì thế, việc mở rộng SX rau màu là chưa thể yên tâm...

Xung quanh sự nan giải trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, ông Vũ Văn Nga, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình đánh giá: Tiềm năng SX nông nghiệp vùng ĐBSH là vô cùng lớn, tuy nhiên trong bối cảnh tổ chức lại SX theo hướng hàng hóa lớn, khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn mãi loay hoay. Đặc biệt, DN là đối tượng chủ lực trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thì lại đang bị bỏ ngỏ, tự xoay xở hết sức gian nan.

“Hiện chúng tôi đang xây dựng NM chế biến nông sản với vốn đầu tư trên 80 tỉ đồng. Vốn tự có đã hơn 50%, thế nhưng đi vay ngân hàng để triển khai dự án thì chỗ nào cũng lắc đầu nguầy nguậy. Vùng ĐBSH tôi nghĩ chỉ cần 3-4 NM tầm như dự án của Cty tôi là có thể giải quyết được cơ bản câu chuyện tiêu thụ nông sản, nhưng quả là rất khó khăn cho DN...” – vị này tiết lộ.

PGS.TS Vũ Văn Liết, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều cho DN nông nghiệp vay vốn 0% lãi suất, ngoài ra họ còn trợ giá ít nhất 30% sản phẩm. Không có một nước nông nghiệp nào mà DN làm nông nghiệp lại phải đi vay lãi suất cao ngất ngưởng như Việt Nam.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm