| Hotline: 0983.970.780

VASEP và NAFIQAD tranh luận về chất lượng cá tra

Thứ Hai 28/07/2014 , 09:26 (GMT+7)

Sau khi VASEP gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ kiến nghị về Nghị định số 36, NAFIQAD đã có công văn trả lời về chất lượng cá tra mà VASEP đặt ra./ Nghị định 36 – kỳ vọng của người nuôi cá tra

Quy định về tỷ lệ mạ băng

Kiến nghị của VASEP: Tỷ lệ mạ băng được đưa ra bởi cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, hoặc bởi nhà nhập khẩu nếu nước nhập khẩu không có quy định. Do đó, chỉ cần quy định doanh nghiệp phải ghi rõ tỷ lệ mạ băng trên nhãn hàng hóa, không cần quy định cụ thể về tỷ lệ mạ băng.

Ngoài ra trong quy định về việc ghi nhãn của Nghị định đã yêu cầu doanh nghiệp phải ghi rõ tỷ lệ mạ băng do đó quy định về tỷ lệ mạ băng trở nên không hiệu quả nếu muốn quản lý chất lượng.

Ý kiến của NAFIQAD: Không đồng ý với kiến nghị của VASEP vì, mục đích công nghệ của việc mạ băng là để bảo vệ sản phẩm nhằm giảm khả năng mất nước, cháy lạnh gây giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản đông lạnh. Tỷ lệ mạ băng được đưa ra bởi cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc nhà nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong thực tế đối với trường hợp nước nhập khẩu không có quy định, NAFIQAD đã nhận được nhiều phản ánh về việc doanh nghiệp chế biến và nhà nhập khẩu có thể tự thỏa thuận, quyết định tỷ lệ mạ băng, lợi dụng mục đích công nghệ để có những gian dối về chất lượng, giá thành đối với người tiêu dùng.

Hậu quả là gây khó khăn cho công tác quản lý; cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gian dối và ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc thông qua việc hạ giá thành dẫn đến nguy cơ bị cáo buộc và áp thuế chống bán phá giá; sản phẩm thủy sản bị bôi nhọ tại các thị trường nhập khẩu (như sự việc đã từng xảy ra ở Hoa Kỳ, Ucraina, LB Nga và các nước thuộc EU như Anh, Pháp, Đức, Italia...) gây mất uy tín chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản Việt Nam nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng.

Hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra

Ông Trần Văn Hùng, TGĐ Cty TNHH Hùng Cá ở Đồng Tháp: Nghị định 36 đã ra đời, làm sao đưa được vào thực tế để buộc giảm nước trong con cá xuống, chế biến đưa nước ra khỏi sản phẩm. Nước trong con cá nuôi hay nước trong sản phẩm cá tra chế biến có liên quan với nhau vì hiện nay, người nuôi đã gắn với nhà máy chế biến.

Kiến nghị của VASEP: Quy định “hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83%” tại Khoản 3, Điều 6 theo DN là còn thiếu cơ sở khoa học và thương mại, lại không quy định về phương pháp kiểm tra, nên khó khả thi. Về mặt khoa học, hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi le đông lạnh biến động phụ thuộc vào: điều kiện môi trường sống, thức ăn sử dụng nuôi cá và công nghệ gia tăng hàm ẩm trong quá trình chế biến.

Ý kiến của NAFIQAD: VASEP cho rằng quy định “hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% là chưa đủ cơ sở khoa học” nhưng lại không cung cấp được tài liệu khoa học để minh chứng là chưa đầy đủ và chính xác.

Trong lúc: Quá trình xây dựng và triển khai đề tài cấp cơ sở về “Nghiên cứu, xây dựng phương pháp phát hiện nước ngoại lai trong sản phẩm cá tra tại Việt Nam” năm 2009, nhóm nghiên cứu có đại diện của cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản (gồm Cty AGIFISH, Cty CP Hùng Vương, Cty CP Hải sản 404) đã tiến hành lựa chọn cá tra nguyên liệu tươi được mua từ các vùng nuôi tại khu vực ĐBSCL (các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre).

Mỗi tỉnh, cá tra được lấy xác suất từ 3 ao nuôi khác nhau, mỗi ao lấy với 3 kích thước khác nhau (các yếu tố khác nhau về điều kiện nuôi, thức ăn...). Các phương pháp phân tích, thực nghiệm trong quá trình triển khai đề tài đều là các phương pháp quốc tế, được thừa nhận rộng rãi. Thông số chất lượng của cá tra tươi nguyên liệu tại ĐBSCL: hàm lượng nước 79,73%.

Dữ liệu này cũng tương đồng với cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia cập nhật tháng 11/2013 (SR26) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ -USDA, trong đó hàm lượng nước đối với cá da trơn (channel catfish) nuôi là 79,06% và tự nhiên là 80,36%.

Đề tài sau đó đã được Hội đồng khoa học cấp cơ sở (gồm đại diện của NAFIQAD, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, Vụ Nuôi trồng - Tổng cục Thủy sản và VASEP) thẩm định, nhất trí với kết quả nghiên cứu của đề tài.

Như vậy, có thể khẳng định có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn về tính chính xác, phù hợp đối với kết quả nghiên cứu của đề tài nêu trên. Kết quả đề tài mang tính đại diên chung cho cá tra phi le đông lạnh Việt Nam, và là căn cứ để Nghị định 36 quy định hàm lượng nước trong cá tra phi le đông lạnh.

Kiểm soát chất lượng để hạn chế gian lận

Kiến nghị của VASEP: Về thương mại, các thị trường lớn hiện chưa có quy định về hàm lượng nước trong thực phẩm, vì đây là một chỉ tiêu chất lượng hàng hóa. Áp đặt một mức chất lượng chung cho tất cả các thị trường là không thật hợp lý, vì mỗi thị trường và đối tượng khách hàng có yêu cầu chất lượng khác nhau.

Ý kiến của NAFIQAD: Kết quả kiểm tra, chứng nhận 1.124 lô hàng cá tra, basa phi le đông lạnh xuất khẩu của 90 DN, do các Trung tâm vùng thực hiện trong mấy tháng cuối năm 2010, cho thấy thực tế chất lượng sản phẩm cá tra Việt Nam. Số mẫu có hàm lượng nước nhỏ hơn 83% là 653 mẫu của 23 DN (58% tổng số mẫu được kiểm tra và 26% DN được kiểm tra); số mẫu có hàm lượng nước 83%-86% là 471 mẫu của 67 DN (42% tổng số mẫu và 74% DN); không phát hiện mẫu có hàm lượng nước vượt quá 86%.

Các phương pháp kiểm nghiệm chỉ tiêu hàm lượng nước phù hợp với quốc tế, được sử dụng rộng rãi và thực hiện tại các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ NN-PTNT chỉ định. Việc áp dụng quy định về mức trần hàm lượng nước trong cá tra đông lạnh xuất khẩu như quy định tại Nghị định 36 là cần thiết và phù hợp để kịp thời có biện pháp kiểm soát hiệu quả về chất lượng, hạn chế tình trạng gian lận, bảo vệ uy tín sản phẩm cá tra Việt Nam.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất